Xu hướng học sinh đăng ký trường nghề thay vì đại học đang dần phổ biến. Tâm lý của thí sinh và cả phụ huynh đang nghiêng về các trường nghề có tương lai việc làm tốt; thay vì suy nghĩ phải vào đại học bằng mọi giá như những năm trước. Trong vô số các lựa chọn nghề; ngành nhà hàng khách sạn và ẩm thực (NHKS, F&B) là ngành đầy hứa hẹn. Các bạn trẻ đã kịp nắm bắt xu hướng này và không ngừng tìm kiếm cơ hội cho mình.
Ngành khát nhân sự
Bạn có thể nhìn thấy rõ sự thay đổi này trong Ngày hội tuyển dụng dành riêng cho khối ngành dịch vụ Nhà hàng Khách sạn (NHKS) và Ẩm thực (F&B) do Chefjob.vn phối hợp cùng Hướng nghiệp Á Âu tổ chức hồi tháng 5/2019. Ngày hội thu hút hơn 1.500 ứng viên. Phần lớn ứng viên là các bạn học sinh, sinh viên đến từ các trường học hoặc cơ sở có đào tạo ngành dịch vụ NH-KS; F&B như: Hướng Nghiệp Á Âu, Trường Trung Cấp Nghề Kinh Tế – Du Lịch TP. HCM; Đại học Hoa Sen, ĐH Kinh tế Tài chính TP. HCM; Đại học Văn hoá TP. HCM, Đại học Tôn Đức Thắng; Đại học Nguyễn Tất Thành…
Xu hướng này bắt nguồn từ sự phát triển vượt bậc của dịch vụ NHKS – F&B những năm qua. Chỉ trong quý đầu năm 2019, ngành du lịch đón khoảng 4.500.114 lượt khách quốc tế; tăng 7,0% so với cùng kỳ năm 2018.
Mục tiêu trong năm 2019 của ngành NHKS – F&B là đón 103 triệu lượt khách cả trong và ngoài nước; khiến ngành này đứng trước tình trạng “khát” nhân lực khủng khiếp. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, mỗi năm thị trường Dịch vụ NHKS – F&B ở Việt Nam cần thêm 40.000 lao động; nhưng hiện tại chỉ mới đáp ứng khoảng 15.000 người.
Cùng với sự phát triển của đời sống, người Việt quan tâm hơn đến nhu cầu ăn ngon; mặc đẹp và thưởng thức văn hóa ẩm thực. Nhiều doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực nhà hàng và dịch vụ ăn uống nước ngoài cũng đang có định hướng phát triển lâu dài tại Việt Nam.
Cả nước hiện có trong đó có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống lớn nhỏ. Qua từng năm, con số này vẫn tăng lên một cách nhanh chóng. Nếu đam mê theo đuổi ngành ẩm thực, con bạn chắc chắn sẽ không rơi vào tình trạng ngồi nhà chờ việc như một số sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường, chưa có ngón nghề dắt lưng.
Cơ hội nghề nghiệp tốt
Ở các nhà hàng 5 sao, lương tối thiểu của nhân viên ở mức 8 triệu. Ngoài ra, còn rất nhiều phúc lợi khác như tiền tip, bao 2 bữa ăn/ngày và các chương trình đào tạo phát triển. Ông Tạ Quang Tùng, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Hướng Nghiệp Á Âu; cho biết thêm: triển vọng nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ trong ngành này cũng cực kỳ lớn. Nghề này có lộ trình phát triển hấp dẫn cho các bạn trẻ. Không phải lễ tân là cả đời dậm chân ở lễ tân.
Từ lễ tân, nếu rèn luyện tốt, các bạn trẻ có thể lên giám sát lễ tân; trưởng bộ phận lễ tân, giám đốc khối phòng thậm chí có năng lực có thể sang bộ phận kinh doanh (phát triển nghề chéo) nâng cao thu nhập cho mình. Ông Tùng cho hay, nguy cơ đào thải nghề rất thấp. Nếu những ngành mà các bạn trẻ đang đua nhau theo đuổi như công nghệ thông tin hay nghề đòi hỏi sức khỏe có mức độ đào thải cực cao; ở ngành này, dù ở tuổi nào, bạn cũng được bố trí vị trí phù hợp. Tuổi càng cao càng có thêm kinh nghiệm thì càng được trọng dụng.
Qua đào tạo để tăng cơ hội
Nhu cầu nhân sự cao nhưng lực lượng lao động trong ngành này tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khoảng 40 người dự tuyển, các khách sạn 4–5 sao chỉ tuyển được khoảng 2 người và thường phải đào tạo lại. Ông Tạ Quang Tùng – Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Hướng Nghiệp Á Âu cho hay; điều này bắt nguồn từ tâm lý cho rằng, ngành này không phải là nghề nghiêm túc. Nó chỉ là ngành làm thêm, làm thời vụ nên không cần đào tạo; chẳng cần học hỏi. Nhiều bạn trẻ vẫn nghĩ, pha ly nước chanh cần gì phải học. Bồi phòng, phục vụ càng không phải là nghề. Vì không qua đào tạo nên khả năng rất thấp. Các nhà hàng cao cấp vẫn phải mời nhân sự nước ngoài, bếp trưởng người nước ngoài.
Cách đây hơn 10 năm, Việt Nam chưa có đơn vị đào tạo ngành nhà hàng, khách sạn chuyên nghiệp mà chủ yếu là nghề dạy nghề. Tuy nhiên, ẩm thực rất phong phú, đa dạng. Ngay cả một đầu bếp kinh nghiệm nhất cũng không thể nào hiểu hết được. Đã thế, trong việc dạy nghề thường có hiện tượng giấu nghề, khiến cho nguồn nhân lực dù được dạy nghề cũng không đạt chất lượng cao, khó đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của ngành nhà hàng, khách sạn và ẩm thực.
Nếu được đào tạo chuyên nghiệp, với sự khéo léo và tinh tế của người Việt, các bạn trẻ hoàn toàn có thể nắm bắt những cơ hội giá trị vốn đang rơi vào tay người nước ngoài.
Con bạn cần gì?
Một câu hỏi đặt ra, nếu con bạn muốn theo ngành nhà hàng khách sạn và ẩm thực, con bạn cần gì? Ông Tạ Quang Tùng cho rằng, việc duy trì được tinh thần hiếu khách (hospitality) chính là bản lĩnh cao nhất của người làm ngành Dịch vụ, Nhà hàng – Khách sạn:
“Bạn có thể là một đầu bếp liên tục phải làm việc trong gian bếp nóng đầy áp lực. Bạn có thể là một bartender làm việc vào những lúc người-ta-ngủ-thì-mình-đi-làm. Bạn có thể là một nhân viên nhà hàng một ngày gặp hàng trăm vị khách khó chiều. Nhưng bạn vẫn luôn chỉn chu trong diện mạo của mình, luôn mỉm cười và giữ cho mình một thần thái tích cực, bình tĩnh xử lý mọi khó khăn. Đó chính là bản lĩnh không phải ai cũng có được”.
ạn hoàn toàn có thể cùng con xác định năng khiếu của mình để chọn theo đuổi một ngành đào tạo phù hợp. Đó có thể là Quản lý Nhà hàng – Khách sạn, bếp trưởng, làm bánh, pha chế, quản lý và kinh doanh ẩm thực…
Rèn luyện kỹ năng mềm với ngành nhà hàng khách sạn
Dưới góc nhìn của người làm việc lâu năm ở ngành nhân sự, bà Tống Thị Nhị Hà; Giám đốc nhân sự khách sạn New World cho rằng: “Trong ngành dịch vụ nhà hàng khách sạn, ngoài năng lực chuyên môn; các kỹ năng mềm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ và xử lý tình huống quyết định khả năng thăng hạng của bạn”.
Bài: XOA NGUYỄN
Tiếp Thị Gia Đình