Nếu một ngày trời không có nắng, là một ngày trầm lắng tâm tư!

Ở xứ nhiệt đới như Việt Nam, nhiều người có thói quen tránh nắng càng kỹ càng tốt. Tuy nhiên, ánh nắng mặt trời mà bạn tiếp xúc hàng ngày không hẳn đã có hại như chúng ta vẫn nghĩ, nó cũng có nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới

Khi nói đến mặt trời, ý nghĩ đầu tiên có thể là về thiệt hại mà nó gây ra cho cơ thể. Mặc dù nếu tiếp xúc ánh nắng quá nhiều; có thể gây ra một số loại vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; nhưng ánh mặt trời không hoàn toàn xấu. Đứng dưới ánh nắng mặt trời một thời gian ngắn; đặc biệt là vào đầu ngày có thể tốt cho bạn. Cùng tìm hiểu những lợi và hại của ánh nắng đối với sức khỏe con người; cũng như cách bảo vệ bản thân tối ưu.

ánh nắng mặt trời

Có những lúc thật đáng yêu

Xương chắc khỏe:

Một lợi ích vô cùng to lớn của ánh nắng mặt trời là giúp cơ thể tổng hợp vitamin D; giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ và vận chuyển canxi.

Một nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, những người cao tuổi bị gãy xương khớp háng; có tới hơn 40% bị thiếu hụt vitamin D trong cơ thể. Lối sống và làm việc trong văn phòng nhiều; thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là một trong các nguyên nhân quan trọng; làm gia tăng tỷ lệ loãng xương trước tuổi.

Các vận động viên thể thao thời Hy Lạp cổ; đã biết phơi nắng để tăng sức khỏe của hệ xương. Các bà mẹ tắm nắng đều đặn trong quá trình mang thai còn giúp thai nhi phát triển tốt; tăng chất lượng của sữa và phòng được các chứng bệnh hay gặp như mệt mỏi; đau lưng, nôn mửa, chán ăn.

Tăng cường hệ miễn dịch:

Một số nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làm tăng số lượng bạch cầu; kháng thể miễn dịch và đặc biệt là khả năng vận chuyển, tiếp chuyển ôxy của hồng cầu; giúp cơ thể tiêu diệt các siêu vi trùng và các vi khuẩn yếm khí.

Tắm nắng đã được sử dụng như một phương pháp hữu hiệu để điều trị các dạng lao: hạch, phổi, xương; và các vết thương bị nhiễm trùng từ đầu thế kỷ 19 ở châu Âu.

Hỗ trợ tim mạch:

Ánh nắng mặt trời còn như bài thể dục hữu hiệu cho trái tim. Những người sống trường thọ ở một số vùng thuộc Trung Á; thường sinh hoạt ở ngoài trời hằng ngày. Điều đó có nghĩa là họ đã được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều hơn. Ánh sáng mặt trời đã được chứng minh làm tăng lưu thông máu; đặc biệt ở các tĩnh mạch, giảm cholesterol; và nhu cầu tiêu thụ ôxy ở cơ tim, giúp điều hòa huyết áp.

Cải thiện giấc ngủ:

Ánh sáng tự nhiên giúp con người điều chỉnh nhịp sinh học; đồng hồ sinh học của cơ thể. Khi tiếp xúc thường xuyên với ánh mặt trời; cơ thể sẽ tuân theo đúng nhịp ngày và đêm. Kết quả là bạn có giấc ngủ ngon vào ban đêm; và tinh thần sảng khoái vào ban ngày.

Thay đổi khí sắc, tâm trạng:

Ánh sáng mặt trời kích thích sản xuất beta-endorphin; hormone giúp cải thiện tâm trạng. Cách khác cũng giúp cơ thể sản xuất hormone này là luyện tập thể dục, thể thao. Nếu bạn kết hợp được “ánh sáng mặt trời và luyện tập thể thao”; thì có lẽ nụ cười sẽ luôn nở trên môi bạn.

Phòng ung thư:

Một số trong chúng ta còn nhiễm bệnh “kỳ thị ánh nắng” mà không hề biết rằng; ung thư hắc tố ở da thường xuất hiện ở những vùng bị che nắng chứ không phải ở phần da tiếp xúc nhiều với ánh nắng. Thậm chí, tỉ lệ mắc bệnh cũng như tử vong do các loại ung thư da ở các nước châu Âu thiếu ánh nắng; còn cao hơn so với vùng xích đạo nơi nắng chiếu quanh năm.

Và cũng có lúc thật đáng sợ

Tia cực tím gây ung thư da:

Mỗi năm, số ca mắc ung thư da ở Mỹ được chẩn đoán nhiều hơn các ca mắc ung thư vú; ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư ruột kết. Theo thống kê, cứ 5 người Mỹ sẽ có một người mắc ung thư da; trong một giai đoạn nào đó suốt cuộc đời của họ. Phơi nhiễm tia cực tím không an toàn là yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư da.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa da:

Lão hóa da bình thường là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên có đến 90% người bị lão hóa da sớm là do tác động của tia cực tím; ánh nắng mặt trời. Lão hóa da sớm sẽ biểu hiện sau một thời gian phơi nhiễm âm thầm với tia UVA; loại tia cực tím có bước sóng dài, xuyên qua lớp vải, cửa kính và tác động lên da. Da cũng trở nên mỏng và kém đàn hồi, dẫn đến tình trạng nếp nhăn; tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều.

Tổn thương cho đôi mắt:

Tia nắng mặt trời có cường độ rất cao. Nếu nhìn trực tiếp vào sẽ rất hại cho võng mạc; và thị lực của người quan sát. Ánh sáng mặt trời khiến mắt cảm giác chói lòa, mệt mỏi. Nguy hiểm hơn, những tia bức xạ từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể; thoái hóa điểm vàng, mộng thịt, ung thư…

Tăng sự sinh sản tế bào sừng:

Tia UVB trong ánh nắng mặt trời làm gia tăng sự sản sinh tế bào sừng của da; khiến lớp thượng bì, nhất là lớp sừng, dày lên. Hiện tượng tầng sừng này rất bất lợi; đặc biệt là với người bị mụn trứng cá. Nó làm tăng sự ứ đọng chất bã, cồi mụn; làm xuất hiện những sang thương viêm chỉ trong vài tuần sau khi phơi nắng.

Gây suy giảm hệ miễn dịch:

Mặc dù ánh nắng vẫn có thể thúc đẩy hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn; nhưng các nhà khoa học đã phát hiện; việc tiếp xúc quá nhiều với tia UV có thể ngăn chặn hoạt động có lợi của hệ thống miễn dịch cơ thể. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ tự nhiên của da. Nếu bạn phơi nhiễm quá mức với tia cực tím; hệ miễn dịch có thể bị suy yếu trước những “kẻ thù” từ bên ngoài.

Làm sao để sống dung hòa với ánh nắng?

Dùng kem chống nắng nhiều lần trong ngày

Tốt nhất vẫn là bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra ngoài; đừng quên những vùng như môi, tai và cổ, đồng thời thoa lại sau mỗi 3 tiếng.

Né khung giờ “cao điểm”

Hãy tránh nắng trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Phần nóng nhất trong ngày vào mùa hè là thời điểm nguy hiểm nhất. Càng ở ngoài, da bạn càng tiếp xúc với bức xạ.

Tránh xịt nước hoa trên da dưới ánh nắng mặt trời

Chất psoralen trong nước hoa (đặc biệt là nước hoa hương cam quýt) có thể vĩnh viễn làm da bạn bị nám khi chúng phản ứng với ánh nắng mặt trời. Trong suốt mùa hè, bạn nên xịt nước hoa lên quần áo quần áo của bạn; chứ không phải trực tiếp lên da.

Sử dụng kính râm ngăn tia UV

Tia xạ trong ánh sáng mặt trời có thể xuyên qua mây mù; gây hại cho chúng ta quanh năm chứ không phải chỉ riêng ngày hè nắng. Nên mua loại kính có gọng to; và sát phía bên để ngăn được tia sáng đến từ phía bên.

Chăm sóc cơ thể mỗi ngày

Trong ngày thời tiết nắng nóng, mỗi người nên tự chăm sóc da mặt, rửa mặt kỹ; đắp mặt nạ để thư giãn làn da. Đồng thời nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Ăn nhiều thực phẩm xanh (rau có màu xanh đậm); quả có chất chống oxy hóa cao (quả có màu đỏ, vàng) và bổ sung các vitamin cần thiết, tốt cho cơ thể, đặc biệt là da.

Bài: Alex Vo
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua