Nắng nóng kéo dài khiến các bệnh da liễu gia tăng đáng kể với mức độ trầm trọng. Để giúp độc giả có cái nhìn khái quát về các loại bệnh ngoài da và cách phòng tránh; TTGĐ đã có cuộc trao đổi với bác sĩ Võ Hồng Hà; chuyên khoa da liễu của ứng dụng đặt bác sĩ đến nhà Jio Health.
Theo bác sĩ, bệnh về da nào thường gặp vào mùa hè?
Trong mùa hè, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể sẽ tự điều hòa; điều chỉnh thân nhiệt bằng cách tiết mồ hôi nhiều. Khi tăng tiết mồ hôi nhiều dễ tạo môi trường cho vi khuẩn; ký sinh trùng phát triển hoặc một số dị ứng khác phát triển.
Thông thường, da có khả năng mắc phải một số nhóm bệnh. Nhóm bệnh phổ biến nhất là nhiễm khuẩn, do vi khuẩn; như tụ cầu, liên cầu gây ra. Triệu chứng dễ thấy nhất là nổi nhọt, bong tróc và viêm nang lông.
Xin bác sĩ cho biết thêm về nhóm bệnh da do nhiễm khuẩn này.
Vi khuẩn tụ cầu hay liên cầu là những vi khuẩn thường gặp ở người Việt Nam. Chúng gây ra các bệnh như nhọt, tróc; hay viêm da tiết bã, viêm nang lông. Thông thường chúng ta sẽ phát hiện thông qua những cái u đỏ; có thể là mụn mủ, ở bất kỳ vị trí nào trong cơ thể.
Nhọt, tróc hay gặp nhiều ở trẻ em. Những nhọt tróc này cũng sẽ thường gặp hơn; với người hay ngồi trong môi trường nóng ẩm, ma sát nhiều. Sau khi phát triển bệnh sẽ có hiện tượng chảy dịch, chảy mủ; có cảm giác ngứa, đau rát tùy thuộc vào vị trí; chảy nước và lây lan rộng khắp cơ thể.
Nhọt sẽ gây đau ngay tại chỗ viêm; và có thể người bệnh sẽ bị nổi hạch ở gần vị trí bị nhọt. Còn đối với viêm nang lông; hay viêm nang tiết bã phụ thuộc về cơ địa của mỗi người.
Thông thường nhóm bệnh này hay gặp thường xuyên quanh năm; và có thể ngăn ngừa bằng cách tự chăm sóc, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ.
Ngoài nhóm nhiễm khuẩn, da còn mắc phải nhóm bệnh nào khác?
Nhóm bệnh về da do vi-rút gây ra cũng có mức độ phổ biến cao. Thông thường môi trường nóng ẩm là khởi điểm cho những dịch bệnh xảy ra; như dịch tả, dịch thủy đậu, dịch tay chân miệng hay dịch sốt xuất huyết. Đối với da liễu sẽ nghiên về nhóm dịch thủy đậu và zona.
Khởi đầu là xuất hiện những cái u đỏ, mụn mủ; hoặc mụn nước, sau đó lan nhanh, lan rộng từ đầu xuống dưới thân mình. Chúng rất ngứa, có khả năng dẫn đến sốt cao kéo dài vài ngày. Bệnh thủy đậu, thông thường từ lúc phát hiện đến lúc lan ra toàn thân thì rất là nhanh; khoảng từ 1 đến 2 ngày là đã lan ra toàn thân.
Nhóm bệnh zona là những mảng mụn nước; nằm trên những “nền hồng ban” ở thân mình, ở tay chân; ở mặt và chỉ ở một khu vực cố định, như ở tay trái hoặc tay phải; hay một bên cơ thể, gây đau nhức nhiều. Thông thường đau nhức kéo dài vài ba ngày, sau đó nổi hồng ban; làm cho người bệnh cảm thấy chưa phát hiện ra bệnh da liễu; thì đã nghĩ tới mình có thể bị những cái bệnh khác bên trong cơ thể như là viêm khớp; viêm xương, viêm da, viêm cơ này nọ, mà không nghĩ đến zona.
Sau khi bệnh đó biểu hiện ra khỏi da, xuất hiện những mụn nước; mọc thành chùm trên nền da đỏ.
Thế còn các bệnh ngoài da như ghẻ, chấy rận là thuộc nhóm bệnh gì thưa bác sĩ?
Đó là biểu hiện bệnh ngoài da thuộc nhóm ký sinh trùng. Ghẻ, chấy rận xuất hiện nhiều ở môi trường công cộng, sinh hoạt cộng đồng; như ký túc xá, nhà trẻ. Nếu không vệ sinh cẩn thận chăn, ga, gối, nệm; thì môi trường ẩm sẽ tạo điều kiện cho chấy rận hay ghẻ phát triển mạnh; dẫn đến tình trạng lây lan rộng.
Từ đứa trẻ học ở trường, tiếp xúc với bạn bè hoặc chăn gối; chúng mang mầm bệnh về nhà lây lan cho cả gia đình. Ngoài ra, môi trường nóng ẩm cùng cơ thể tăng tiết mồ hôi nhiều tạo nên một môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Thông thường là nấm da đầu, nấm tóc, nấm ở niêm mạc, nấm thân và nấm móng. Ở người Việt Nam hầu như tất cả các nấm đều xuất hiện. Trong đó, nấm thân phổ biến, người Việt Nam hay gọi là “hắc lào, lang beng”.
Trẻ em có mắc phải những bệnh ngoài da riêng biệt không?
Nhóm bệnh ngoài da ở trẻ em rất là nhiều, ngoài tróc, nhọt, ghẻ, chấy rận ra; còn có một nhóm bệnh nữa là nhóm rôm sảy hay gọi là ban kê đỏ. Đó là hiện tượng nổi những nốt đỏ ở gây nang lông ở mặt, đầu, thân mình; cổ, bẹn hay ở các nếp gấp. Rôm sảy xuất hiện do hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều; tạo thành phản ứng viêm ở trên cơ địa của trẻ em. Người lớn ít khi gặp phải hơn trẻ em.
Thế ánh nắng có tác động tiêu cực gì gây bệnh về da không?
Mùa hè là mùa dễ tăng sắc tố da nhất, do ánh nắng gắt có cả tia UVB và UVA. Tia UVA là tia có thể xuyên qua được mây; có suốt từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Tia UVB mạnh nhất từ 9h sáng đến 3h chiều. Thông thường người bệnh không biết tác hại của tia UVA. Chúng ta vẫn thường nghĩ tia gây sạm da là UVB.
Nhưng thật là tia UVA mới là nguyên nhân chính gây sạm da; đồng thời là yếu tố dẫn đến ung thư da, lão hóa da. Tia UVB gây cháy nắng, bỏng nắng; và là nguyên nhân chính cho các vấn đề hư tổn trên da trong mùa hè.
Cảm ơn những chia sẻ bổ ích của bác sĩ.
Bảo vệ khỏi bệnh ngoài da mùa nắng nóng
Đầu tiên là phải đảm bảo vệ sinh thân thể sạch sẽ. Tiếp đến là phòng ngừa bằng cách che chắn kỹ càng khi đi ngoài nắng. Nên chọn quần áo màu sắc tối; vải cotton giảm bức xạ. Viên uống chống nắng không bảo vệ 100%; nên vẫn phải dùng những biện pháp vật lý hàng ngày như thoa kem chống nắng.
Bên cạnh đó, cần uống nhiều nước, bổ sung đường và muối. Hạn chế uống nước có cồn, có gas; ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ăn hải sản thay thế cho các loại thịt.
Đối với những người có bệnh về da, không nên đi tắm ở những nơi công cộng; như hồ bơi, phòng xông hơi, dễ gây lây lan cho cộng đồng. Khi bị nhiễm khuẩn da, hạn chế tiếp xúc với xà phòng; trừ trường hợp có ý kiến của bác sĩ.
Không tự uống thuốc giảm đau, giảm viêm; thuốc chứa corticoid khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Hãy đến bệnh viện để được xét nghiệm, khám và điều trị đúng cách.
Tiếp Thị Gia Đình