Nâng mũi S-line thế nào mới đúng “chuẩn”?

Nhiều trường hợp sau khi áp dụng phương pháp nâng mũi S-line, mũi vẫn ngắn, to bè, không thực sự thon gọn và cân đối với khuôn mặt. Lý do vì sao?

Ảnh mang tính chất minh họa

Để giúp phái đẹp có thêm thông tin về phương pháp làm đẹp này, TTGĐ đã có cuộc trò chuyện với hai chuyên gia nâng mũi S-line là tiến sỹ, bác sỹ Man Koon Suh và tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Phan Tú Dung đến từ Viện thẩm mỹ Hàn Quốc JW.

TTGĐ: Thưa bác sỹ Man Koon Suh, bác sỹ có thể cho biết đôi nét về kỹ thuật nâng mũi S-line?
TS–BS. MAN KOON SUH: Mũi S-line là phức hợp chỉnh hình cấu trúc toàn diện bao gồm nâng cao sóng mũi, đầu mũi được thu gọn và kéo dài, trong đó đầu mũi được tạo hình hoàn toàn bằng sụn tự thân là sụn vách ngăn đóng vai trò chính kết hợp một phần sụn vành tai. Nếu xương mũi to bè hoặc cánh mũi rộng, bác sỹ có thể kết hợp thu gọn xương bè và làm gọn cánh mũi. Tùy từng cấu trúc mũi mà bác sỹ sẽ áp dụng kết hợp những kỹ thuật khác nhau để đảm bảo mũi thon gọn, dáng chữ S hài hòa.

TTGĐ: Thưa bác sỹ Nguyễn Phan Tú Dung, trường hợp nào phù hợp nâng mũi S-line?
TS–BS. NGUYỄN PHAN TÚ DUNG: Đặc điểm mũi người Việt là thấp, đầu mũi to và ngắn. Nếu áp dụng phương pháp nâng mũi thông thường chỉ có thể giúp mũi cao chứ không tạo hình mũi theo ý muốn. Do đó, các trường hợp chỉ định nâng mũi S-line là mũi thấp, đầu mũi to và ngắn, cấu trúc xương mũi bè, mũi bóng đỏ sau khi nâng mũi bằng sụn nhân tạo, mũi bị co rút ngắn sau nâng mũi, mũi lân…

20150421_nhansac_nangmuiSline

Chiếc mũi gồ, đầu mũi ngắn của chị Trần Thị Loan trở nên thon gọn hơn sau khi nâng mũi S-line

TTGĐ: Thưa bác sỹ Man Koon Suh, một số người từng nâng mũi S-line nhưng mũi vẫn ngắn và đầu mũi to. Nguyên nhân do đâu?
TS–BS. MAN KOON SUH: Kỹ thuật nâng mũi S-line không phải là kỹ thuật đơn giản mà bác sỹ nào cũng thực hiện được. Nhiều trường hợp chỉ đặt sụn nâng tạo kèm bọc một lớp sụn vành tai vào đầu mũi thì cứ nghĩ là nâng mũi S-line. Quan niệm này sai hoàn toàn, bởi khi nâng mũi S-line, bác sỹ phải giải phóng hoàn toàn sụn đầu mũi và sụn vách ngăn để tạo hình đầu mũi thon gọn, đồng thời có thể kéo dài đầu mũi một cách tự nhiên. Tôi không chắc rằng những trường hợp đó đã được nâng mũi S-line đúng kỹ thuật.

TTGĐ: Được biết, bác sỹ Tú Dung là bác sỹ đầu tiên tại Việt Nam nhận tác quyền nâng mũi S-line?
TS–BS. NGUYỄN PHAN TÚ DUNG: Tôi được học kỹ thuật nâng mũi S-line từ bác sỹ hàng đầu nổi tiếng về lĩnh vực nâng mũi S-line tại Hàn Quốc, đó là bác sỹ Man Koon Suh. Tuy nhiên, để hoàn thiện kỹ thuật nâng mũi S-line đòi hỏi phải đảm bảo sự kết hợp của nhiều yếu tố như quá trình đào tạo về chuyên môn, dụng cụ chuyên sâu và vật liệu chuyên dụng. Do đó, khi tìm hiểu về nhu cầu nâng mũi S-line, bạn cần tìm đến các bác sỹ có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, cơ sở uy tín và được cấp phép hợp pháp.

TTGĐ: Cảm ơn hai bác sỹ.

Theo Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua