Những điều bạn cần biết về chứng cục máu đông?

Nếu cục máu đông xuất hiện trong lòng mạch, chúng có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho con người

Ảnh: Shutterstock

Chúng ta nghe nhiều về “cục máu đông” thời gian qua. Đó là một trong các nguy cơ phản ứng phụ nghiêm trọng xảy ra sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Vậy hiện tượng này là gì?

Lý giải về cục máu đông

Trong cơ thể, máu phải đảm đương hai nhiệm vụ gần như đối lập. Một là chảy liên tục để duy trì sự sống. Hai là nhanh chóng đông lại để ngăn chặn mất máu khi một mạch máu bị thương. Cục máu đông hay huyết khối là kết quả của quá trình đông máu.

Hiện tượng này có thể không gây ra triệu chứng nào cho đến khi chúng làm tắc nghẽn dòng chảy của máu đi tới các cơ quan khác. Nghiêm trọng hơn, nếu cục máu đông di chuyển đến tim và não có thể làm đau tim và đột quỵ.

Nguyên nhân gây nên cục máu đông trong máu

Quá trình đông máu sẽ diễn ra bất cứ khi nào có sự tổn thương ở da và thành mạch. Khi các mảng xơ vữa trong động mạch bị nứt vỡ, quá trình đông máu sẽ diễn ra để lấp kín thành mạch tổn thương, gây ra cục máu đông.

Giải mã cục máu đông sau khi tiêm vaccine?

Các nhà khoa học Đức cho biết đã phát hiện nguyên nhân gây cục máu đông liên quan đến vaccine AstraZeneca và Johnson & Johnson. Theo đó, vấn đề hình thành nên cục máu đông nằm ở vector adenovirus mà cả hai vaccine này đang sử dụng. Nó đã gửi chuỗi gen DNA của protein gai từ virus SARC-CoV-2 vào nhân tế bào, chứ không phải dịch tế bào.

Khi ở bên trong nhân tế bào, một số phần nhất định của protein gai có thể tạo ra những phiên bản đột biến. Những protein đột biến này do không thể liên kết với dịch tế bào – nơi diễn ra quá trình miễn dịch quan trọng. Chúng trôi nổi và đã đi vào tế bào gây ra cục máu đông ở khoảng 1/10.000 người.

Trong khi đó, vaccine dựa trên mRNA như Pfizer và Moderna lại đưa vật liệu gen của protein gai vào dịch tế bào chứ không phải nhân tế bào.

Ai có nguy cơ?

Đối tượng có nguy cơ cao gặp phải cục máu đông là những người mắc bệnh động mạch vành, mỡ trong máu. Nguy cơ sẽ tăng lên nếu là:

• Người cao tuổi

• Hút thuốc lá

• Tiêu thụ nhiều chất béo

• Không uống rượu, bia

• Béo phì

• Lười vận động

• Đái tháo đường

• Tăng huyết áp

Giải pháp phòng ngừa

Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành huyết khối. Nhưng có nhiều cách để giảm thiểu, đó là duy trì một lối sống lành mạnh. Cụ thể như không hút thuốc, bỏ rượu bia, ăn nhạt, ít chất béo; kèm theo đó là ăn nhiều rau củ, tập thể dục.

Nếu đã gặp hiện tượng cục máu đông một lần, bạn hãy thăm khám ngay để có chế độ điều trị kịp thời.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua