Mẹo rửa rau củ và trái cây đơn giản mà sạch theo chuyên gia dinh dưỡng

Đây là việc tưởng chừng như đơn giản nhưng vẫn có nhiều người không biết cách làm sao cho đúng!

Rửa rau củ và trái cây đúng cách sẽ giúp bạn và cả gia đình có một bữa ăn chất lượng hơn. Ảnh: Shutterstock

Trái cây và rau củ là nguồn thực phẩm bổ sung vitamin dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên bạn đã biết cách rửa trái cây và rau củ sao cho sạch mà không làm chúng bị dập nát hay mất đi giá trị dinh dưỡng hay chưa?

Tại sao cần rửa trái cây và rau củ?

Đơn giản vì chúng ta cần làm sạch đất, bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám trên thực phẩm. Các vi sinh vật gây bệnh (bao gồm E.coli, Salmonella, Norovirus…) khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chỉ còn cách rửa thật sạch rau củ và trái cây mới giảm bớt được phần nào nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa.

Theo nghiên cứu gần đây trên tạp chí Health (Mỹ), dư lượng thuốc trừ sâu từ rau củ quả có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản. Cụ thể là khả năng thụ thai ở phụ nữ. Bên cạnh đó chúng còn làm suy giảm sự sống sau khi điều trị vô sinh.

Rửa rau củ và trái cây theo cách của chuyên gia dinh dưỡng

Có nhiều cách để rửa sạch rau củ và trái cây tại nhà. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyên không nên dùng xà phòng, các loại hóa chất hay chất tẩy rửa mạnh để rửa thực phẩm. Bởi lẽ các loại trái cây và rau củ có kết cấu xốp. Chúng sẽ hấp thụ xà phòng và các chất tẩy rửa gia dụng. Kể cả khi bạn rửa sạch lại với nước thì chúng vẫn có thể gây hại cho sức khỏe.

Thay vào đó, trước khi ăn hãy ngâm các loại rau củ và trái cây trong nước muối pha loãng từ 5-10 phút. Sau đó rửa lại chúng thật kĩ dưới vòi nước lạnh và chảy mạnh. Dòng nước có thể làm sạch được các loại bụi bẩn thông thường. Nước muối pha loãng là dung dịch giúp rửa trôi các loại vi khuẩn, vi sinh vật dễ dàng hơn.

Sau khi rửa sạch bạn vớt rau củ và trái cây ra rổ để ráo nước. Có thể dùng khăn sạch hoặc khăn giấy để lau. Đối với các mặt hàng rau củ quả đóng túi được ghi rõ trên bao bì “đã được làm sạch, sẵn sàng để ăn”, bạn có thể yên tâm sử dụng ngay.

>>Xem thêm: Tổn hại sức khỏe vì tích trữ thực phẩm sai cách trong tủ lạnh

Rửa trái cây và rau củ bằng nước có loại bỏ được thuốc trừ sâu?

Việc rửa hoặc ngâm rau củ và trái cây với nước chỉ có thể làm giảm dư lượng thuốc trừ sâu ở một mức độ nhất định. Theo nghiên cứu công bố năm 2018 trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm và Nông nghiệp (Mỹ)

Trái cây và rau củ có thể bóc vỏ hiệu quả hơn trong việc giảm trừ dư lượng thuốc trừ sâu. Tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng. Bởi các nguồn thực phẩm sạch có chứng nhận rõ ràng từ cơ quan chức năng vẫn đem đến nhiều lợi ích hơn là nguy cơ.

So với các loại rau củ quả thông thường, sản phẩm trồng theo phương pháp hữu cơ được chứng minh là có dư lượng thuốc trừ sâu thấp hơn hẳn. Nhưng không vì thế mà chủ quan bạn nhé. Hãy rửa sạch chúng trước khi chế biến món ăn.

Có nên dùng giấm để rửa rau củ và trái cây?

Ngoài nước muối pha loãng, giấm cũng là phương pháp được nhiều bà nội trợ tin dùng. Tuy nhiên, chúng có thực sự hữu hiệu so với nước thông thường?

Một thí nghiệm đã được thực hiện trên rau diếp, bông cải xanh, táo và cà chua. Các nhà khoa học sử dụng 4 phương pháp rửa khác nhau. Bao gồm ngâm 2 phút trong nước máy sạch. Ngâm rau củ vào nước tẩy rửa bán trên thị trường. Dung dịch giấm 5% pha loãng và cuối cùng là dung dịch chanh 13%. Sau đó rửa lại rau củ dưới vòi nước chảy mạnh. Kết quả cho thấy việc dùng dung dịch giấm 5% không đem lại hiệu quả vượt trội so với ngâm nước thông thường.

Dù số lượng vi khuẩn ở táo, cà chua và rau diếp đều đã giảm đi đáng kể. Song bông cải xanh vẫn khá mất vệ sinh. Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng trước khi tiêu thụ rau củ quả, tốt nhất là ngâm qua với nước và rửa lại chúng dưới vòi nước chảy mạnh. Việc chà sát vỏ ngoài cũng giúp giảm thiểu lượng vi sinh vật gây hại cho sức khỏe.

>>Xem thêm: Bao lâu thì nên hút bụi sàn nhà?

Ngoài rửa rau củ và trái cây, còn cách nào khác để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?

Có những mẹo quan trọng khác để giữ cho thực phẩm luôn tươi mới và an toàn với sức khỏe. Đầu tiên, bạn nên chọn những loại trái cây và rau củ còn nguyên vẹn, không dập nát hay hư hỏng.

Ngoài ra nên giữ khoảng cách giữa rau củ trái cây và các loại thịt sống, hải sản. Khi sơ chế đồ ăn, nhớ sử dụng thớt riêng cho các đồ tươi sống. Không bao giờ đặt salad lên bề mặt đã để thực phẩm sống trước đó. Điều này giúp tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Cất giữ trái cây và rau tươi đã cắt sẵn trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 18 độ C. Vì chúng rất dễ hư hỏng khi để ở nhiệt độ phòng. Nếu không chắc chắn về việc bảo quản lạnh cho loại rau củ trái cây nào, đừng vội rửa chúng mà hãy hỏi lại người bán hàng về cách sơ chế bạn nhé.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua