WHO bác bỏ 6 mẹo chống Covid-19 phản khoa học

Không chỉ có thông tin giả mà những lời khuyên phản khoa học về việc chống virus corona chủng mới cũng đang được lan truyền rộng rãi trên Internet

mẹo chống covid-19 phản khoa học

Nhiều mẹo chống Covid-19 phản khoa học đã bị WHO bác bỏ (Ảnh: Shutterstock)

Dịch Covid-19 bùng phát từ tháng 12/2019 tại Trung Quốc. Đến nay vẫn chưa có vắc xin và cách chữa trị cụ thể. Cách ngăn ngừa SARS-CoV-2 hiệu quả nhất hiện nay là thường xuyên rửa tay, tránh tụ tập nơi đông người kết hợp với tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, nhiều mẹo chống Covid-19 được chia sẻ trên Internet đã bị Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bác bỏ.

Ăn tỏi – Mẹo chống Covid-19 hữu hiệu

Rất nhiều bài viết trên Facebook khuyến khích mọi người ăn tỏi để ngăn chặn việc nhiễm virus. WHO nói rằng, tỏi đúng là loại thực phẩm lành mạnh có tác dụng kháng khuẩn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy ăn tỏi có thể bảo vệ chúng ta khỏi việc nhiễm virus corona chủng mới này.

Mẹo chống Covid-19 này nhìn chung không gây hại cho chúng ta. Miễn là chúng ta vẫn tuân thủ theo những lời khuyên y tế. Nhưng nó có thể trở nên nguy hiểm nếu chúng ta lạm dụng.

South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam) từng đưa tin về một người phụ nữ phải nhập viện. Bà bị viêm họng trầm trọng sau khi ăn 1.5 kg tỏi sống. Vì vậy, thay vì chỉ ăn tỏi, bạn có thể ăn nhiều loại trái cây và rau quả khác nhau để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

“Khoáng chất thần kỳ”

Một Youtuber tên Jordan Sather với hàng nghìn người theo dõi đã từng khẳng định rằng có một loại “khoáng chất thần kỳ” gọi là MMS có thể “quét sạch” SARS-CoV-2. MMS chứa clo dioxit – một chất oxy hoá có khả năng khử trùng.

Sather và nhiều người khác đã quảng bá cho loại hoá chất này thậm chí trước cả khi dịch Covid-19 bùng phát. Vào tháng 1, anh ta còn quảng bá cho nó trên Twitter. Nói rằng “MMS không chỉ có thể tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả mà còn có thể quét sạch virus corona”.

Thế nhưng, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cảnh báo về mẹo chống Covid-19 bằng “khoáng chất thần kỳ” này. Khoáng chất này có thể gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và những triệu chứng khác của việc mất nước trầm trọng.

Nước rửa tay tự làm tại nhà

mẹo chống covid-19

(Ảnh: Shutterstock)

Kể từ khi dịch bùng phát, khẩu trang và nước rửa tay là hai thứ “cháy hàng” nhiều nhất. Nhiều bài viết, video hướng dẫn tự làm nước rửa tay khô tại nhà được chia sẻ khắp nơi. Nhưng các nhà khoa học cảnh báo rằng các công thức này chỉ thích hợp để làm sạch các bề mặt. Chứ không thích hợp dùng cho da.

Những loại nước rửa tay thích hợp cho da thưòng chứa chất làm mềm da. Với nồng độ cồn 60 – 70%.

Bạc uống được

Bạc keo (colloidal silver) đã từng được quảng bá trong chương trình truyền hình truyền giáo của Jim Bakker tại Mỹ. Bạc keo là những phân tử nhỏ của kim loại bạc hoá lỏng. Một vị khách mời khẳng định rằng bạc keo có thể giết chết một vài chủng virus corona trong vòng 12 giờ. Nhưng vị khách mời này thừa nhận nó vẫn chưa được thử nghiệm đối với virus gây ra dịch Covid-19.

Sau đó, mẹo chống Covid-19 này được chia sẻ rộng rãi trên mạng. Đặc biệt là từ các hội nhóm “tự do y tế” vốn hay nghi ngờ về những lời khuyên y tế chính thống.

Những người ủng hộ bạc keo nói rằng nó có thể chữa trị tất cả các loại bệnh. Nó hoạt động như một chất khử trùng, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nhưng các tổ chức y tế Hoa Kỳ nói rằng không hề có bằng chứng nào cho thấy loại bạc này có thể chữa bệnh. Quan trọng hơn là, nó có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm. Như tổn thương thận, co giật và argyria – tình trạng da chuyển sang màu xanh.

Nếu có bất kỳ ai quảng cáo về loại bạc này sẽ bị Facebook hiện cảnh báo xác nhận thông tin.

Cách 15 phút uống nước một lần

Một bác sĩ người Nhật đã đưa ra mẹo chống Covid-19 bằng cách uống nước mỗi 15 phút. Mẹo này sẽ giúp đánh bật mọi vi khuẩn trong miệng. Bài viết này đã được sao chép, chia sẻ bởi hàng nghìn tài khoản Facebook khác. Thậm chí nó còn được dịch sang tiếng Ả Rập.

Giáo sư Trudie Lang tại Đại học Oxford cho biết, không hề có cơ chế sinh học nào giúp tống sạch mọi virus xuống dạ dày và tiêu diệt chúng. SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi bạn hít vào. Một trong số đó có thể xâm nhập vào miệng. Nhưng việc uống nước liên tục không hề giúp ngăn cơ thể nhiễm virus.

Nhiệt độ cao và không nên ăn kem

Có rất nhiều biến thể từ lời khuyên nhiệt độ cao có thể giết chết virus. Từ việc khuyến khích uống nước nóng cho đến tắm nước nóng. Hoặc sử dụng máy sấy tóc.

Một tài khoản giả mạo UNICEF đã đăng bài viết tuyên bố rằng uống nước nóng và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giết chết virus. Bài viết này còn nói rằng không nên ăn kem.

Tuy nhiên những mẹo chống Covid-19 này hoàn toàn sai lầm. Một khi virus đã xâm nhập thì cơ thể chỉ có thể chống lại nó. Giặt chăn, drap giường, khăn… ở 60 độ C là cách hiệu quả để diệt virus. Nhưng bạn không thể nào tắm ở nhiệt độ này.

Hơn thế nữa, tắm nước nóng hay uống nước nóng vẫn không thể thay đổi thân nhiệt. Thân nhiệt chỉ thay đổi khi bạn đã bị bệnh.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: BBC

>> Xem thêm: NHỮNG CÁCH DƯỠNG DA KHỎE, SẠCH TRONG MÙA DỊCH CÚM

Đừng bỏ qua