3 lý do khiến mọi người phải lòng mùa thu dưới góc nhìn tâm lý học

Cùng lý giải sức hấp dẫn của mùa thu thông qua góc nhìn tâm lý học bạn nhé!

Các chuyên gia tâm lý học đã giải thích lý do mùa thu được yêu thích nhất trong năm. Ảnh: Shutterstock

Thu – từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca nhạc hoạ. Ta cho rằng, tình yêu với mùa này chỉ là cảm xúc thoáng qua, mơ hồ và vô định. Nhưng dưới góc nhìn tâm lý, không phải ngẫu nhiên mà mùa thu được yêu mến đến vậy.

Theo chuyên gia tâm lý, có một số điều khiến mùa thu trở nên khác biệt so với 3 mùa còn lại trong năm.

Mùa thu – mùa của khởi đầu mới

Nhắc đến “mới”, chúng ta thường nghĩ về mùa xuân. Song theo tâm lý học, mùa thu có khả năng hoà vào cuộc sống của chúng ta một cách tự nhiên. Tựa như cách sinh nhật hay năm mới diễn ra. Có thể coi mùa thu là một mốc thời điểm quan trọng.

Các mốc thời điểm chia cuộc sống tinh thần thành nhiều giai đoạn riêng biệt. Chúng cho phép ta tua lại trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Đồng thời nhen nhóm lên những hy vọng mới.”- Yasmine Saad, Tiến sĩ – chuyên gia tâm lý học tại Maidson Park (Mỹ) phát biểu.

Nghiên cứu chỉ ra, trải qua các mốc thời điểm sẽ giúp ta hình thành động lực để theo đuổi mục tiêu. Đây cũng là lý do khiến mùa thu được yêu thích, đặc biệt là với trẻ em. Mùa này có 2 mốc thời điểm mà các em luôn háo hức mong chờ. Cụ thể là  Tết Trung thu và ngày tựu trường. Trong khi trung thu gắn với nhiều kỉ niệm vui vẻ. Thì đi học lại tạo động lực cho trẻ tham gia vào các hoạt động thú vị với bạn bè. Hoặc đơn giản là được mua quần áo, sách vở mới.

Một số lý do khác khiến nhiều người phải lòng mùa thu

Cảm giác ổn định hơn mùa hè

Lý do mùa thu được yêu thích là nhờ cảm giác ổn định mà nó đem lại. Nhất là sau thời gian bung xoã suốt mùa hè. Khi mùa thu bắt đầu, hầu hết chúng ta phải quay về với công việc hàng ngày. Điều này giúp mọi người gặp gỡ bạn bè và kết nối với nhau dễ dàng hơn.

Thời tiết mùa thu có lợi cho sức khoẻ tinh thần

Nhiệt độ mát mẻ, đôi khi hơi se lạnh khuyến khích chúng ta vận động nhiều hơn để làm ấm người. Đồng thời, khung cảnh thiên nhiên mùa thu cũng quá đỗi đẹp đẽ để ở lì trong nhà. Phần lớn sẽ dành thời gian dã ngoại, hoà mình với thiên nhiên… Từ đó giúp não bộ bớt căng thẳng, tinh thần cũng minh mẫn hơn.

Thoải mái và tự tin vào ngoại hình hơn vào mùa thu

Kết quả của một khảo sát chỉ ra rằng quần áo nhiều lớp vào mùa thu giúp mọi người cảm thấy thoải mái hơn. So với những món đồ có phần “thiếu vải” vào mùa hè.

>> Xem thêm: Chào đón mùa thu bằng các mẫu nail xinh lung linh

Làm thế nào để tận hưởng mùa thu?

Mang đến cảm giác thoải mái là một trong những lý do mà mùa thu được yêu thích. Ảnh: Shutterstock

Nhìn vào một loạt lợi ích mà mùa thu đem đến, dễ thấy rằng đây là thời điểm thích hợp trong năm để phục hồi và chuẩn bị tâm lí đón mùa đông lạnh giá.

Tuy mỗi người sẽ có cách chuẩn bị khác nhau để đối phó với mùa đông, nhưng một vài gợi ý dưới đây có thể hữu ích giúp bạn tăng cường sức khoẻ vào mùa thu.

Ra ngoài để tận hưởng không khí

Như đã để cập ở trên, dành thời gian hoà mình vào thiên nhiên mùa thu giúp tăng cường sức khoẻ tinh thần. Tiến sĩ Hafeez nói: “Ra ngoài tận hưởng không khí trong lành để nâng cao mức oxy trong não. Điều này giúp giải phóng nhiều Serotonin – chất dẫn truyền thần kinh khiến bạn cảm thấy hạnh phúc.”

Đặt ra các mục tiêu rõ ràng

Mùa thu giống như một khởi đầu mới giúp bạn gia tăng động lực. Vì thế đây chính là cơ hội để tìm ra điều gì mà bạn muốn tập trung hoàn thành trong thời gian tới. Vạch ra mục tiêu cụ thể cùng các bước để hiện thực hoá chúng. Điều này sẽ giúp cuộc sống của bạn đi đúng hướng, ngay cả khi cảm thấy bị trì trệ vì mùa đông.

>> Xem thêm: 6 cách cực đơn giản giúp bạn mang cả mùa thu vào không gian sống!

Dành thời gian cho những sở thích của bạn

Các triệu chứng của rối loạn ái kỷ theo mùa có thể hình thành vào thời điểm mùa thu. Vì thế dành thời gian cho các hoạt động yêu thích của bạn như đọc sách, trò chuyện với bạn bè, vẽ tranh, nghe nhạc… có thể cải thiện tâm trạng. Nếu cảm thấy quá chán nản và không thể tự vực dậy chính mình, hãy cân nhắc trò chuyện với chuyên gia tâm lý trị liệu.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua