Nếu là một người thường xuyên dậy trước cả chuông báo thức thì cũng đừng quá lo. Hiện tượng này đã được khoa học giải thích và bạn hoàn toàn có thể hiểu đúng về chúng.
Tại sao ta thức giấc trước khi chuông báo thức reo?
Tiếng chuông báo thức buổi sáng quả là một âm thanh ám ảnh. Hiếm người cảm thấy thoải mái khi bị đánh thức bởi tiếng chuông này. Cơ thể họ tự động đẩy nhanh chu trình ngủ – thức để tỉnh dậy một cách từ từ. Miễn sao không phải giật mình “chào ngày mới” với tiếng chuông chói tai.
Chu trình ngủ – thức ở người được điều chỉnh bởi protein có tên là PER (PERIOD). Mật độ protein trong máu tăng giảm đều đặn trong vòng 24 giờ. Cao nhất vào lúc sáng sớm và tụt nhanh khi gần tới giờ đi ngủ.
Mức protein PER thấp khiến huyết áp giảm, nhịp tim chậm lại và ta bắt đầu mơ màng. Đây là dấu hiệu khi cơn buồn ngủ ập đến. Ngược lại khi chuẩn bị thức giấc, mức protein PER sẽ tăng nhanh chóng, kéo theo huyết áp và nhiệt độ cơ thể tăng. Lượng hormone căng thẳng cortisol cũng được tiết ra làm tim đập nhanh hơn. Ta dần thoát khỏi giấc ngủ, mở mắt và trở nên tỉnh táo.
Để tránh phải thức dậy một cách đột ngột vì báo thức. Cơ thể khởi động chế độ tăng protein PER cũng như hormone căng thẳng sớm hơn ngay sau khi bạn ngủ. Mục đích để chu trình ngủ – thức được diễn ra trọn vẹn. Bạn vừa kịp tỉnh ngủ trước khi chuông báo thức vang lên.
Thức dậy trước chuông báo thức là điều bình thường?
Thức dậy trước chuông báo thức cho thấy bạn có một chu trình ngủ – thức trọn vẹn.
Khi chưa ngủ đủ giấc hoặc có lịch trình ngủ – thức không ổn định, người ta thường ngủ quên cả báo thức, chứ đừng nói đến việc dậy sớm hơn. Tỉnh dậy nhờ báo thức thường khiến người ta cảm thấy mệt mỏi và ngái ngủ cả ngày.
Tuy nhiên theo tờ Healthline, thức dậy quá sớm trước chuông báo thức tận 2-3 giờ có thể là biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân dẫn đến việc này là tuổi tác cao, thay đổi nội tiết tố hoặc cảm giác lo âu…
Khi nghi ngờ việc thức dậy trước chuông báo thức của bản thân là bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến trực tiếp của bác sĩ.
Mẹo thức dậy đúng giờ
Ta sẽ tỉnh dậy đúng giờ nếu chu trình thức – ngủ diễn ra trọn vẹn. Để đạt được điều này, cần duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Ví dụ như:
Đi ngủ vào một giờ cố định trong ngày
Bắt đầu điều chỉnh đồng hồ sinh học bằng cách đi ngủ đúng giờ. Nếu kiên trì đi ngủ vào lúc 10 giờ tối thì khả năng cao bạn sẽ thức giấc một cách tự nhiên vào lúc 6 giờ sáng hôm sau.
Trong quá trình bạn liên tục nhắm mắt lúc 10 giờ tối và mở mắt lúc 6 giờ sáng, cơ thể sẽ học được cách điều chỉnh lượng protein PER cho hợp lý, tạo nên chu trình thức – ngủ hoàn hảo.
Đừng ngủ nướng
Việc ngủ nướng khá là nguy hiểm. Cơ thể đang cố điều chỉnh để ta thức dậy một cách nhẹ nhàng và tự nhiên nhất. Ngủ nướng chẳng khác nào vặn ngược đồng hồ sinh học. Cứ thêm một phút ngủ nướng, việc thức dậy sẽ ngày càng khó khăn hơn.
Không tiêu thụ đồ chứa caffeine trước khi ngủ
Đa số mọi người sẽ không bị ảnh hưởng đến giấc ngủ nếu không tiêu thụ caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ. Độ nhạy của mỗi người phụ thuộc vào quá trình trao đổi chất và lượng caffeine mà bạn thường xuyên nhận được. Những người nhạy cảm hơn không chỉ bị mất ngủ mà còn gặp tác dụng phụ của caffeine gây căng thẳng và rối loạn tiêu hóa.
Bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp như tập yoga thư giãn nhẹ nhàng trước khi ngủ, tắm nước nóng với tinh dầu thơm hoặc đơn giản hơn là nhờ ai đó đánh thức bạn vào buổi sáng hôm sau.
Tiếp Thị Gia Đình