Nhiều trẻ em thành thị phát phì vì lười vận động

Thời gian gần đây, tỉ lệ trẻ thừa cân béo phì tăng nhanh và tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm chậm. Làm cách nào khống chế tình trạng này?

Mới đây, Viện Dinh dưỡng quốc gia đã công bố bảng khảo sát trên hơn 5.000 học sinh các cấp học tại Hà Nội; Thái Nguyên, Sóc Trăng, Nghệ An và TP. HCM. Qua khảo sát cho thấy, học sinh tiểu học ở cả thành thị; và nông thôn đã đáp ứng nhu cầu khuyến nghị về năng lượng. Trong đó mức đáp ứng tại thành thị là hơn 112% và nông thôn là 101%. Tuy nhiên, điều dấy lên lo sợ cho phụ huynh chính là chỉ số của các trẻ em thành thị; với mức được công bố là thừa 200% đạm, 130% béo. Nó cao hơn rất nhiều so với nhu cầu khuyến nghị chung; hơn 190% đối với đạm và 125% với chất béo. Nguyên nhân được cho là lối sống lười vận động.

Bên cạnh đó, Viện cũng khảo sát thêm tình hình sử dụng gần 20 loại vitamin; khoáng chất, chất dinh dưỡng cần thiết thì hầu hết đều không đạt so với nhu cầu của trẻ. Chỉ có vitamin B1, B2 và C đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị. Các vitamin còn lại bao gồm vitamin A, D đều chưa đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt mức đáp ứng vitamin D là rất thấp, chỉ đạt 17,5% cho cả 2 vùng.

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, khoảng 30% dân số không nhận được khuyến cáo vận động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần của WHO. Ngoài ra, có khoảng 46% học sinh trung học cơ sở và 39% học sinh tiểu học ở Hà Nội và TP. HCM không hoạt động thể chất đủ theo tiêu chuẩn.
lười vận động

Trong một cuộc khảo sát của Đại học Stanford (Mỹ) năm 2017 cũng cho biết; Việt Nam là nước nằm trong số các quốc gia lười vận động nhất trên thế giới. Một người trung bình ở nước ta chỉ đi bộ khoảng 3.600 bước mỗi ngày. Trong khi đó, con số này ở Philippines là 4.000 bước, ở Hàn Quốc là 5.800 và 6.200 là số liệu ở Trung Quốc.

Những con số báo động này chứng tỏ các hoạt động thể chất ở trường học; và gia đình đã không được thầy cô và phụ huynh chú trọng. Kèm theo đó là sự xuất hiện ồ ạt của các cửa hàng thức ăn nhanh đang đổ bộ vào Việt Nam. Những yếu tố này khiến cho; Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mắc bệnh tiểu đường cao hàng đầu châu Á.

Theo các chuyên gia, giai đoạn 0-13 tuổi là độ tuổi vàng cho não trẻ phát triển; hoàn thiện nếu được kích thích thường xuyên bằng các hoạt động phù hợp. Các hoạt động như tập thể dục, đi bộ, chạy bộ, kéo co;… đều góp phần kích thích tăng trưởng nơron nuôi dưỡng các khớp thần kinh; tăng khả năng nhớ lâu, tiếp thu. Tránh để tình trạng lười vận động diễn ra nhiều ở trẻ em. Vì vậy, nhà trường và phụ huynh nên chú trọng vào các hoạt động thể chất của trẻ. Cần chú trọng tạo cho trẻ bữa ăn lành mạnh, cân đối về thành phần dinh dưỡng và đảm bảo giấc ngủ hằng ngày cho trẻ.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua