Mới đây, Công an TP. HCM và quận 5 nhận được trình báo từ anh Huỳnh (49 tuổi). Theo đó, anh Huỳnh bị một người xưng là cán bộ điều tra của công an Hà Nội lừa tiền qua điện thoại; chiếm đoạt 3 tỉ đồng.
Theo trình báo, anh Huỳnh nhận được một cuộc điện thoại, của một người tự xưng là trung úy Lâm Thành Trung. Người này cho hay hiện mình đang công tác tại Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội). Trong cuộc gọi, “trung úy” cho hay anh Huỳnh liên quan một số hoạt động của băng tội phạm rửa tiền; yêu cầu cung cấp nhiều tài khoản ngân hàng, số tiền; để xác minh nếu không sẽ bắt giam.
Anh Huỳnh sợ hãi, giải thích nguồn tiền của mình trong sạch nhưng anh ta nổi cáu, không chấp nhận. Trước đó, vì “trung úy” nói khá rõ về các thông tin cá nhân. Anh Huỳnh kiểm tra thì số điện thoại gọi đến thuộc Công an Hà Nội nên mới tin là công an thật.
Tin lời người gọi, anh Huỳnh hai lần đến ngân hàng trên đường Trần Hưng Đạo và Tạ Quang Bửu (quận 5); chuyển tổng cộng 3 tỷ đồng đến số tài khoản “trung uý” đưa. Chờ mãi không thấy cơ quan điều tra trả lại tiền; nạn nhân gọi điện lại cũng không liên hệ được nên đến công an trình báo.
Công an quận 5 xác định, tài khoản nhận tiền của anh Huỳnh mang tên Phạm Văn Nam và Bùi Thị Loan. Cơ quan điều tra đang phối hợp với các ngân hàng để xác minh lai lịch, truy bắt kẻ lừa tiền qua điện thoại.
Lừa tiền qua điện thoại: Thủ đoạn không mới nhưng nhiều người vẫn “sập bẫy”
Trước đó, ngày 27/7, một phụ nữ 54 tuổi cũng trình báo vừa nhận một cuộc điện thoại của người đàn ông lạ. Người này xưng là cảnh sát; đang điều tra vụ án buôn bán ma túy, trốn thuế và rửa tiền. Bà này được cho biết liên quan trực tiếp; sắp bị bắt tạm giam để điều tra.
Để nạn nhân tin tưởng, nhóm lừa đảo đã gửi “lệnh tạm giam, khởi tố”. Chúng còn giả nhân viên bưu điện, viện kiểm sát dụ nạn nhân gửi tiền cho “cơ quan điều tra” để chứng minh trong sạch. Khi được “minh oan”, bà sẽ nhận lại tiền.
Công an TP HCM nhiều lần cảnh báo đến các tỉnh thành về thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại. Những băng nhóm do người nước ngoài cầm đầu, cấu kết một số người Việt chuyên giả là cảnh sát; cán bộ VKS gọi điện đến nhà dân hăm doạ dính líu đến tội phạm; yêu cầu chuyển tiền để xác minh rồi chiếm đoạt. Số điện thoại hiển thị đến người nghe thuộc Bộ Công an, Viện kiểm sát… được chúng làm giả bằng công nghệ cao.
Trước những cuộc điện thoại lừa tiền như thế này, người nghe cần hết sức bình tĩnh; trình báo với cơ quan chức năng gần nhất để phối hợp tìm ra kẻ gian.
Tiếp Thị Gia Đình