Loài vật nào bay lượn… không bằng đôi cánh?

Để bay lượn trên không trung, loài vật cần có đôi cánh. Nhưng thế giới tự nhiên luôn chứa đựng nhiều điều kỳ lạ, có loài vẫn bay dù không có cánh!

Chuồn chuồn, ong, bướm, chim… là những loài được tạo hóa ban tặng cho khả năng bay lượn. Đôi cánh của loài chim có cấu tạo đặc biệt và linh hoạt, những sợi lông được sắp xếp khoa học nâng cơ thể chúng lên. Chính đôi cánh đã giúp loài chim làm chủ được khoảng không rộng lớn, tránh kẻ thù dưới mặt đất. Thấy được những lợi ích từ việc bay lượn, các loài vật khác trong thế giới tự nhiên cũng bắt chước tung mình ra khỏi nơi ẩn nấp, trốn tránh kẻ thù nhưng không phải bằng đôi cánh.

MỰC BAY NHẬT BẢN

20151106_mevacon_loai vat bay khong bang doi canh 2Loài vật độc đáo này sống chủ yếu ở bờ biển phía bắc Thái Bình Dương, gần Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Chúng có vũ khí bí mật mà không loài vật nào có được: đó là ống dẫn nước hoạt động mạnh mẽ như một động cơ phản lực đẩy mực phóng trong không khí. Ngoài ra, mực bay Nhật Bản còn có tám râu chắc khỏe, hai xúc tu và một ống hút chạy dọc sống lưng. Mực bay Nhật Bản có thể bay xa với quãng đường đến 50m.

RẮN BAY

20151106_mevacon_loai vat bay khong bang doi canh 1Một số loài rắn ở khu vực Đông Nam Á có khả năng nhảy rất xa. Khi săn mồi hoặc lẩn trốn kẻ thù, chúng phóng mình từ những cành cây và bay lượn nhẹ nhàng trong không khí. Cơ thể của rắn được cấu tạo khá linh hoạt. Khi rơi tự do, chúng sẽ tự ép thân mình dẹp tối đa theo chiều ngang để đón gió, điều khiển hướng đi. Chúng có thể bay với vận tốc 8–10m/giây với khoảng cách xa đến 24m.

ẾCH BAY

Dusky Dolphin (Lagenorhynchus obscurus) leaping out of water, New ZealandSau hàng nghìn năm tiến hóa, loài ếch nhỏ nhắn Wallace đã biến đặc điểm bay lượn của loài chim thành bí kíp của mình. Khi gặp trường hợp khẩn cấp, loài ếch này sẽ “nhảy dù” từ cành cây này sang cành cây khác để thoát thân. Bí mật nằm ở những chiếc màng mỏng, nơi tiếp giáp giữa các ngón ở tứ chi. Khi ếch phóng đi, tứ chi sẽ mở rộng tối đa để giương ra những lớp da mỏng nhằm đỡ lấy sức nặng của cơ thể và lướt đi trên không. Loài ếch này có khả năng bay xa đến hơn 15m.

CÁ CHUỒN

20151106_mevacon_loai vat bay khong can doi canh 3Cá chuồn là một trong 64 loài cá có khả năng bay lượn trên mặt nước với một khoảng cách khá xa. Thay vì có hai chiếc vây ngực uyển chuyển giúp bơi lội dưới nước như những loài cá khác, cá chuồn lại được trang bị hai chiếc vây to dài hai bên hông như đôi cánh. Nhiệm vụ của hai chiếc vây này là giúp cá chuồn phóng mình lên khỏi mặt nước để tránh kẻ thù. Trong điều kiện tự nhiên, một con cá chuồn có khả năng “bay” với “đôi cánh” đặc biệt ấy khoảng 45 giây trên mặt nước.

Mục Mẹ & Con − Tiếp Thị Gia Đình

 

Đừng bỏ qua