Cùng đoán xem ngoài nấu ăn, gừng còn có những lợi ích gì?

Cùng tham khảo về công dụng thần kỳ của gừng đối với sức khỏe. Thậm chí, bạn nên trồng ngay trong nhà để mỗi khi cần, luôn có sẵn để dùng nhé!

gừng

Hình shutterstock

Gừng từ lâu đã là một gia vị không thể thiếu trong mọi gia đình. Ngoài chế biến những món ăn ngon, chúng còn được cho là loại cây mang đến lợi ích cho sức khỏe con người. Vì thế, hãy cùng tham khảo một số lợi ích từ cây gia vị này mang lại. Thậm chí, bạn nên trồng ngay trong nhà để mỗi khi cần, bạn luôn có sẵn để dùng nhé!

Trong thành phần của gừng có gì?

Gừng thường được sử dụng dưới dạng tươi, dạng khô, dạng bột hoặc tinh dầu. Đôi lúc còn được sử dụng trong việc điều chế mỹ phẩm hoặc trong chế biến thức ăn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thành phần của gừng có chứa nhiều hoạt chất gingerol. Hoạt chất này có khả năng chống viêm, chống oxi hóa mạnh mẽ. Chính hoạt động của hoạt chất này làm nên những công dụng tuyệt vời.

Công dụng

Trong số các loại gia vị, gừng đã được biết đến như một loại thực phẩm hữu ích cho đến ngày nay. Dưới đây là những lợi ích đối với sức khỏe con người.

Chữa buồn nôn

Gừng là một biện pháp giảm buồn nôn hiệu quả mà không tốn kém. Đặc biệt, khi bạn bị buồn nôn do cảm lạnh và cảm cúm, uống nước gừng là giải pháp nhanh nhất. Theo đánh giá tổng quát của 12 nghiên cứu trên 1.278 phụ nữ mang thai cho thấy rằng. Sử dụng 1.1-1.5 gam gừng có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng buồn nôn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhờ các axit ascorbic, vitamin A và B, kẽm, canxi, iốt và kháng sinh tự nhiên… Gừng sẽ làm tăng sức đề kháng của cơ thể. Từ đó, giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Điều này được lý giải là do gừng sẽ đi vào trong cơ thể và làm nóng từ bên trong. Sau đó, chúng sẽ sử dụng nhiệt để tiêu diệt các chất độc tích tụ trong cơ thể.

Giảm ho và cảm lạnh

Do đặc tính cay nóng, sát khuẩn cao. Thế nên, gừng được dân gian truyền tai nhau như một cách chữa cảm cúm, đau đầu… Vì thế, nếu bạn có dấu hiệu ho, hãy chưng gừng tươi cùng tắc, đường phèn và mật ong nhé! Cách làm này sẽ mang tới hiệu quả bất ngờ.

Giảm cholesterol

Gừng ngăn chặn sự ô xy hóa chất béo và ngăn ngừa gan tổng hợp cholesterol xấu (LDL). Theo nhiều nghiên cứu, gừng có thể giúp bình thường hóa mức cholesterol và lượng đường trong máu.

Ngoài những lợi ích trên, chúng còn phát huy tác dụng tối đa trong việc chữa trị hệ tiêu hóa và ngăn ngừa đầy hơi. Đặc biệt, trong gừng tươi còn có 6-gingerol – đặc tính chống ung thư. Mặc dù có bằng chứng chứng minh gừng có hiệu quả chống lại bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư vú và ung thư buồng trứng. Tuy nhiên cũng đang cần được nghiên cứu thêm.

Hình shutterstock

Trồng như thế nào?

Chọn giống: Bạn nên chọn giống củ gừng nhỏ. Vì củ nhỏ có vị cay thơm hơn. Đặc biệt, chúng thường có chiều cao vừa phải, không bị gãy lá.

Chuẩn bị dụng cụ: Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà để trồng. Những món đồ này phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước. Chiều cao khoảng 35-40cm, rộng 30-35cm. Đất trồng nên chọn loại tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt.

Cách trồng: Khi tiến hành trồng củ xuống đất, bạn hãy để mắt mầm lộ lên trên không. Sau đó, tưới nước 2-3 lần/ngày. Khoảng 20 ngày sau khi trồng, củ sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này bạn hãy tưới nước thường xuyên cho cây.

Lưu ý: Khoảng 5-6 tháng, bạn có thể thu hoạch. Tuy nhiên, khi đào lấy củ, bạn phải nhẹ tay để tránh làm đứt rễ, trầy củ. Như vậy, cây sẽ tạo vết thương khiến sâu bệnh dễ xâm nhập.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua