Nếu muốn thay đổi cuộc đời, thì cần sẵn sàng cho mọi cơ hội. Trước khi trở thành một “cô chủ nhỏ”; Lê Thị Mai Trang đã từng làm rất nhiều công việc không thuộc chuyên môn. Cô tự mày mò cách chụp ảnh, vẽ vời thiết kế; tìm hiểu về marketing online; rồi lấn sân sang may vá, điều hành quản lý… Nói chung, biết mỗi thứ một chút đã tạo nên thành công nho nhỏ; trong công việc kinh doanh của Lê Thị Mai Trang.
Chật vật từ những năm tháng sinh viên
Khi bắt đầu lên đại học; tôi thử sức mình với công việc ở một quầy bar trong khách sạn. Với hy vọng được giao tiếp tiếng Anh; nên tôi chọn chỗ làm trong khu phố cổ đông đúc. Sau 1 tháng làm phục vụ thì 3 tháng tiếp theo tôi làm pha chế rượu, biết một vài loại cocktail và học cách rửa ly, lau ly sao cho thật sạch. Làm từ chiều đến quá nửa đêm nên sau 5 tháng, tôi xin nghỉ vì công việc quá nặng nhọc.
Sau đó tôi có làm thêm ở các khách sạn 5 sao mỗi khi họ tổ chức tiệc hoặc có sự kiện. Tôi không nhớ nổi đã từng cầm hồ sơ đi xin việc bao nhiêu lần; và có bao nhiêu khách sạn mình đã từng làm nữa. Nhưng hầu hết nơi nào sang trọng nhất; tôi cũng đã từng đến “lao động”. Công việc không thú vị lắm; nhưng mang lại kinh nghiệm cho ngành du lịch mà tôi đang học.
Nhiều lúc hoàn cảnh gia đình bấp bênh; tôi cũng có làm thêm một số việc vặt như đi đưa thư; hướng dẫn viên, phục vụ tiệc cưới… Thậm chí, có những khi tôi làm công việc chân tay; thức dậy từ 4 rưỡi sáng để kịp giờ và trở về lúc quá nửa đêm.
Đi làm nhiều nhưng chưa bao giờ tôi có ý định bỏ bê việc học ở trường; lúc nào tôi cũng vừa đi học vừa đi làm, thậm chí; tôi không dám bỏ một tiết học nào. Nhớ có thời điểm vì không có tiền đi học tiếng Anh; tôi xin đi bán tranh cho người nước ngoài ở phố cổ. Người ta nói gì mình ghi chép lại cẩn thận và nhại theo, còn cố gắng tìm hiểu về hội họa mỹ thuật để “chém gió”.
Không mất tiền lại được học ngày học đêm nên tôi tiến bộ rất nhanh. Lúc rảnh rỗi, tôi tập tành bán hàng online những món đồ lặt vặt. Quay cuồng với nhiều thứ; tôi khám phá ra rằng bản thân mình có thể làm được rất nhiều việc một lúc.
Vượt qua biến cố và chịu trách nhiệm đời mình
Năm 21 tuổi là cột mốc đánh dấu sự chuyển biến giữa “thế giới tôi biết”; và “thế giới thực”. Tôi nhận ra rằng những gì học được trên ghế nhà trường; và những gì phải đối mặt hoàn toàn khác nhau. Kèm theo đó là liên tiếp những cú sốc đầu đời xảy đến.
Nhà tôi cháy rụi trong một trận hỏa hoạn; kinh tế không ổn định, bố mẹ ly hôn, không có ai để dựa dẫm… Suy nghĩ trong ba ngày, tôi quyết định; tôi phải đứng ra chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình và của cả gia đình. Tôi cho rằng mọi khó khăn trong cuộc sống là để bản thân có thể nhìn vào mà cố gắng thật nhiều cho tương lai.
Để có tiền, tôi chọn kinh doanh, và quan trọng nhất, phải tìm một mặt hàng ít gặp phải cạnh tranh để tồn tại.
Dành nhiều thời gian tìm hiểu xung quanh, nghiên cứu thị trường, tôi nhận thấy các bạn nhà giàu, sang chảnh trong lớp đang có mốt mặc áo ngực không có gọng (bralette). Những mẫu áo này tại Hà Nội không có, họ phải đặt hàng nước ngoài hoặc trong TP. HCM.
Tự tìm hiểu và nhập hàng về bán online. Nhưng tôi thấy sản phẩm còn có những hạn chế, chưa thực sự phù hợp và tôn dáng cho người mặc.
Sau 3 tháng bán hàng online, tôi quyết định tự thiết kế và sản xuất đồ lót không gọng theo tiêu chuẩn của riêng mình. Tôi vẫn nhớ như in cái ngày mình lang thang đi khắp Hà Nội tìm nguyên liệu, quên ăn quên ngủ và khởi nghiệp bằng số vốn ít ỏi không ai tưởng tượng được.
Tôi tự vẽ, thiết kế và nhờ mẹ may hộ. Vốn có kinh nghiệm may vá, mẹ đã giúp tôi hoàn thiện những mẫu áo lót không gọng đầu tiên mang thương hiệu La Luna.
Tìm thành công trong hướng đi riêng
Điểm nổi bật của sản phẩm là phần đai bên dưới phải được thiết kế và sử dụng chất liệu phù hợp, không cần dùng đến chiếc gọng cứng ngắc vẫn có tác dụng nâng đỡ, giúp người mặc quyến rũ và tự tin hơn. Lúc ấy, tôi là người tiên phong khai phá thị trường áo lót không gọng ở Hà Nội.
Những ngày đầu kinh doanh, một mình tôi đóng rất nhiều vai; từ người bán hàng, đóng hàng, tư vấn viên, tìm nguyên liệu; viết quảng cáo, chụp ảnh, làm hình ảnh, phụ tá, dọn vệ sinh… kiêm cả shipper luôn.
Sau một thời gian ngắn, tôi mở một cửa hàng nho nhỏ bằng tất cả những thứ do mình làm ra; cùng sự giúp đỡ của bạn bè, gia đình. Rồi dần mở rộng với 1 nhà xưởng, 9 cửa hàng, 30 nhân viên. Tôi tiếp tục phát triển dòng sản phẩm đồ lót tiện dụng dành cho phụ nữ mang thai; phụ nữ sau sinh, và dòng sản phẩm đồ lót thiết kế cao cấp hơn là Ladali.
Đã từng trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, điều tôi tự hào nhất là mỗi món đồ của mình đều được làm ra bằng tất cả tình yêu và mong muốn thay đổi một nửa thế giới xinh đẹp!
Bí quyết thành công của Lê Thị Mai Trang
Không bao giờ quyết định vội vàng. Dù tuổi đời còn khá trẻ, nhưng trước khi làm việc gì; Lê Thị Mai Trang đều có kế hoạch cụ thể và cân nhắc mọi điều hơn, thiệt. Ví dụ như khi tìm nguyên liệu; cô thường lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín. Nhưng nếu gặp được nguyên liệu phù hợp rồi, Mai Trang cũng chưa quyết định sẽ mua ngay. Thay vào đó, cô sẽ tìm thêm nhiều nhà cung cấp khác để tra khảo giá; đàm phán và chọn lựa nơi phù hợp nhất.
Với nhân viên, Lê Thị Mai Trang quan niệm, không phải họ làm công cho mình; mà họ phải học được điều gì đó từ mình. Chính vì vậy, Trang luôn tổ chức các buổi đào tạo; hướng dẫn nhân viên, chia sẻ những kinh nghiệm từ bản thân cùng mọi người.
Tôn trọng khách hàng: Có tới 60% khách hàng quay lại sau khi đã dùng sản phẩm của Lê Thị Mai Trang. Có được điều này là do Trang luôn quan tâm, tìm hiểu, lắng nghe những đánh giá, góp ý của họ và sửa đổi nếu phù hợp, để người dùng thực sự là người quyết định giá trị sản phẩm.
Bài: Như Anh
Tiếp Thị Gia Đình