Gặp Lê Thanh Thúy trong không khí tất bật; chộn rộn của những ngày cuối năm âm lịch. Vừa trò chuyện cùng TTGĐ, Lê Thanh Thúy vừa check đơn hàng, trả lời khách; vừa thảo luận với các nhà cung cấp… Đây là một trong những thời điểm bận rộn nhất trong năm; khi Nhà Gạo phải tận dụng từng phút; để kịp cho những món ngon phục vụ khách hàng trong ngày Tết.
Món xôi hoa đậu biếc hiện đại
Lê Thanh Thúy đem khoe một món quà tông màu pastel có những chùm hoa xinh xắn. Chúng được gói theo cách của người Nhật Bản như trong những bộ phim thường chiếu trên truyền hình. Đôi mắt cô gái 9x ánh lên vẻ tinh nghịch; và hỏi: “Chị có đoán được đây là món gì không?”. Quả thật, khó có thể đoán được bên trong lớp vỏ mỏng manh kia chứa đựng món gì.
Ngạc nhiên hơn nữa khi Thúy giới thiệu; đó là một món ăn được làm từ xôi và đậu. Thanh Thúy cười: “Khi nhìn món này, nhiều người đã phải hỏi đi; hỏi lại là xôi hả em? Hoa này ăn được à?”
Xôi hoa đậu là một trong những món có trong thực đơn Tết của Nhà Gạo; lấy ý tưởng từ món xôi quen thuộc trong mâm cỗ ngày Tết của mỗi gia đình. Nếu như món xôi gấc đỏ thắm tượng trưng cho may mắn, phát tài; món xôi lá dứa tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở; món xôi dừa mang đến sự ngọt ngào, hạnh phúc hay món xôi mặn mang ý nghĩa đậm đà, đủ đầy, Thanh Thúy đã phát triển thành món xôi hoa đậu hiện đại, đẹp mắt và ấn tượng.
Món xôi hoa đậu này được làm theo phong cách của Hàn Quốc. Những bông hoa được làm từ đậu trắng; xếp khéo léo lên khuôn xôi hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật… như một tác phẩm nghệ thuật, vừa đẹp vừa ngon miệng. Thanh Thúy cho biết; để làm được một khuôn xôi hoa đậu mất khá nhiều thời gian và công sức.
Phần quan trọng nhất vẫn là phần phải nấu được xôi ngon. Gạo nếp được ngâm qua đêm rồi đồ hai lần cho dẻo thơm. Phần hoa đậu đòi hỏi người làm phải kiên nhẫn và khéo léo. Những bông hoa đậu này được làm từ đậu trắng tươi, bóc sạch vỏ; sau đó nấu nhừ ít nhất 6 tiếng để đậu mềm rồi dùng máy xay mịn và rây lọc kỹ.
Lớp đậu xay này cần phải để khoảng 25 phút cho lắng xuống; chắt lấy phần bột đã lắng và cho vào túi vải treo cho đậu chảy hết nước. Phần đậu này sẽ cho vào chảo sên với đường cho ráo mịn. Sau đó, tùy theo từng loại hoa; Thanh Thúy sẽ tạo màu và bắt thành hoa, lá… để đặt lên khuôn xôi.
Thanh Thúy kể: “Không thể nhớ chính xác phải mất bao nhiêu thời gian thử nghiệm; để làm được thành công lớp “vải” đậu xanh dùng để gói trọn khuôn xôi bên trong. Thúy đã phải thử kết hợp phần đậu với nhiều loại bột khác nhau; để tạo ra được một lớp vỏ vừa đủ độ dai, vừa có thể cán mỏng; dễ dàng tạo những nếp gấp mềm mại. Sau đó mình ngồi tỉ mẩn vẽ từng bông hoa; chiếc lá trang trí lên lớp “vải” đó và gắn hoa trang trí lên trên.”
Không bao giờ giấu nghề
Bên cạnh những món quà xôi hoa đậu cầu kỳ, tỉ mỉ; Lê Thanh Thúy còn dành thời gian làm những món bánh để tiếp khách, lai rai trong ngày đầu năm.
Những món bánh như bánh dứa, bánh hạnh nhân, bánh quy vẽ, bánh từ các loại hạt dinh dưỡng… cũng được làm theo phong cách “biến cũ thành mới”. Chúng được đặt trong những hộp quà xinh xắn; có kèm theo trà và những bông hoa cũng mang tông màu hồng tươi, phù hợp để đi biếu tặng…
Nghề bánh là một nghề có tính cạnh tranh rất cao, Thanh Thúy chia sẻ. Cạnh tranh từ các thương hiệu bánh nhập khẩu; từ các thương hiệu trong nước; và cạnh tranh đến ngay từ những người làm bánh homemade giống mình. Vì vậy, câu chuyện giấu nghề, tránh không chia sẻ bí quyết riêng của mình là chuyện thường ngày trong giới bánh.
Nhưng với tính cách hồn nhiên “chưa khảo đã xưng” của một cô gái vừa bước sang tuổi 22; Thanh Thúy chưa bao giờ có suy nghĩ sẽ giấu nghề hay giấu bí quyết riêng. Bởi cô suy nghĩ: “Khi làm bánh hay nấu ăn, công thức rất quan trọng. Nhưng để thành công không chỉ tuân thủ theo công thức. Người làm cần có kỹ năng và hơn hết là đam mê, tình yêu; sự chỉn chu được gửi vào từng món ăn.”
Với tâm niệm đó, Lê Thanh Thúy không ngần ngại mở các lớp; dạy làm các món bánh tâm đắc của mình đến với chị em. Mỗi khi đứng lớp, cô chia sẻ hết những gì mình đúc rút được; cả những thất bại mình đã trải qua.
Gây dựng thương hiệu Nhà Gạo từ khi còn là cô sinh viên đại học năm thứ 1. Đến nay, dù mới chỉ là cô sinh viên năm thứ 4 trường Đại học Ngân hàng; nhưng Thanh Thúy đã là một cái tên được giới làm bánh yêu mến. Dù “tuổi nghề” chưa cao nhưng các cô, các chị, các mẹ và rất nhiều cô nàng độc thân; đã tìm đến với Thanh Thúy và Nhà Gạo để học cách làm ra những mẫu xôi, bánh đáng yêu và tinh tế.
Trên chặng đường tiếp theo; Lê Thanh Thúy dự định sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều món bánh từ hạt gạo; mang đậm đà bản sắc Việt, theo phong cách hiện đại. Với cô gái trẻ, hạt gạo Việt không chỉ xuất hiện trong những bữa cơm ngon hàng ngày của gia đình; mà còn làm nên những tác phẩm tuyệt đẹp.
Thông tin thêm
Lê Thanh Thúy, sinh năm 1997 tại Phú Thọ. Dù theo học ngành Tài chính – Ngân hàng; nhưng với đam mê dành cho bánh trái, nấu nướng; cô vừa học đại học vừa tìm tòi và theo rất nhiều khóa học làm bánh, nấu ăn.
Tiệm bánh Nhà Gạo (www.nhagao.com) được xây dựng từ năm 2014; với những món bánh mang phong cách truyền thống kết hợp với hiện đại, đẹp mắt và tốt cho sức khỏe.
Bài: Lệ Thủy
Tiếp Thị Gia Đình