Để chọn ra và vinh danh các công ty có môi trường làm việc tốt theo tiêu chuẩn khu vực châu Á; HR Asia đã thực hiện hàng ngàn cuộc khảo sát với sự tham gia của các công ty tại 10 quốc gia Châu Á; trong đó có Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan. Tại Việt Nam, 265 công ty với 9.850 nhân viên đã tham gia chương trình đánh giá này. Theo đó, điểm số của Lazada Việt Nam vượt trội so; với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).
Điểm số này cho thấy Lazada không chỉ có chế độ phúc lợi tốt cho nhân viên; mà còn cam kết rằng mọi nhân viên, ở mọi cấp độ; từ đội ngũ sinh viên mới tốt nghiệp cho đến những nhân viên lâu năm; đều có thể phát triển nghề nghiệp của mình.
Ông William Ng., Tổng biên tập Tạp chí HR Asia cho biết: “Năm nay, chúng tôi triển khai mô hình mới – Đánh giá mức độ gắn kết tổng thể (Total Engagement Assessment Model – T.E.A.M); được phát triển dựa trên Khảo sát Đầu vào Nhân Viên (Employee Input Survey – EIS) đã triển khai trước đó; gồm 3 tiêu chí: Heart – Gắn kết mặt cảm xúc, Mind – Suy nghĩ và động lực, Soul – Niềm tin và thái độ.
Chúng tôi thêm vào 3 tiêu chí mới là: Think – Nhận thức về tập thể; Feel – Cảm xúc nơi làm việc và Do – Hành động theo tập thể. Mô hình này đưa ra cái nhìn tổng thể và đầy đủ; không chỉ dừng ở mức độ gắn bó của một nhân viên riêng lẻ; mà còn thấy được cách từng đội nhóm hay phòng ban gắn kết với nhau trong từng tình huống khác nhau. Những sự gắn kết và hài lòng với nơi làm việc sẽ phụ thuộc và sáng kiến; và năng lực lãnh đạo của công ty họ làm việc”.
“Thành lập từ năm 2012, Lazada Việt Nam là công ty tiên phong; đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và định hình ngành thương mại điện tử; dưới sự điều hành của tập đoàn Lazada – nền tảng mua sắm và giải trí trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á. Chúng tôi tin rằng “Con người” là nhân tố chính cho sự tăng trưởng bền vững. Môi trường làm việc tại Lazada Việt Nam luôn được đánh giá là năng động và hấp dẫn nhất; dành cho những tài năng địa phương khao khát được trải nghiệm và đóng góp cho sự phát triển của lĩnh vực này tại Việt Nam và Đông Nam Á.”
Tại lễ trao giải, ông James Dong cũng nhấn mạnh về tiềm năng tăng trưởng rất lớn; của ngành thương mại điện tử tại Việt Nam; và cho biết mục tiêu của Lazada đến năm 2030 là sẽ đẩy nhanh sự phát triển của thương mại điện tử; thông qua đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng; hệ sinh thái và quan trọng nhất là xây dựng tài năng địa phương.
Cơ hội phát triển sự nghiệp rộng mở tại Lazada Việt Nam
Một trong những chương trình phát triển tài năng trẻ của Lazada là chương trình Quản trị viên Tập sự (MAP – Management Associate Program); trong đó các ứng viên tài năng phải trải qua các vòng đánh giá đầy thách thức để được chọn vào chương trình Quản trị viên tập sự trong 24 tháng; nơi họ được luân chuyển để học hỏi và phục vụ tại các phòng ban khác nhau theo lộ trình đào tạo chuyên sâu. Thiết kế chương trình nhằm mục đích xây dựng một trải nghiệm TMĐT toàn diện; nhằm xây dựng những nhà lãnh đạo trong tương lai.
Ngoài MAP, Lazada Việt Nam cũng xây dựng một lộ trình phát triển lãnh đạo; thông qua Chương trình Phát triển Lãnh đạo (LEAP – Leadership Accelerate Program) cho tài năng trẻ; những người được xác định sẽ là nhà lãnh đạo tiềm năng. Với các chương trình phát triển và học tập chuyên sâu; LEAP là chương trình tiền đề nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cấp cao cho công ty trong vòng từ 1 đến 2 năm.
Phương thức chấm điểm
Để thực hiện khảo sát dựa trên mô hình này, ít nhất 30 nhân viên mỗi công ty; hoặc 30% tổng số nhân viên đáp ứng các điều kiện cơ bản; sẽ tham gia để tiến hành mô hình đánh giá T.E.A.M. Mô hình này dùng thang điểm 5; đánh giá các yếu tố văn hóa doanh nghiệp, mức độ gắn kết nhân viên và tinh thần đồng đội. Kết quả của cuộc khảo sát được tính dựa trên 3 yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của nhân viên: Core, Self và Group.
Tại Việt Nam, những người tham gia khảo sát cho thấy điểm số cao nhất; từ các chỉ số trong nhóm Group: Think, Feel, Do. 83% cho biết, thái độ hợp tác nhóm có tác động tích cực lên đồng nghiệp của mình; chẳng hạn: “Tôi đánh giá cao chuyên môn của các nhân viên khác trong công ty”; hoặc “Tôi sẵn lòng giúp đỡ đồng nghiệp nếu họ cần”. Các chỉ số của nhóm SELF: Heart, Mind và Soul xếp thứ 2; với 80% nhân viên cảm thấy gắn bó và có động lực khi làm việc tại công ty và ủng hộ các ý kiến; như: “Tôi liên tục tìm các cách tốt nhất để mình đóng góp cho công ty nhiều hơn”; hay “Tôi muốn tiếp tục phát triển để giúp công ty đạt được mục tiêu”.
Yếu tố CORE đóng vai trò quan trọng trong cái nhìn của nhân viên; về khả năng lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp. 70% người tham gia khảo sát đồng ý rằng; sự khuyến khích từ phía công ty có tác động tích cực lên mức độ gắn bó của nhân viên; chẳng hạn “Công ty của chúng tôi có các chính sách khuyến khích nhân viên học hỏi kĩ năng; kiến thức mới”; hay “Công ty của chúng tôi ủng hộ các chính sách làm việc mang tính linh hoạt”.
Tiếp Thị Gia Đình