Làm sao để hòa hợp với sếp?

Hãy thử một lần xỏ chân vào đôi giày của sếp, bạn sẽ thấy làm việc với sếp cũng cần có sự cảm thông với những áp lực của người quản lý

Bạn có một công việc đúng như trong mơ với thu nhập tốt và những đồng nghiệp dễ mến nhưng trớ trêu thay, bạn lại không thấy thoải mái khi làm việc với sếp. Làm cứng với sếp, có lẽ bạn sẽ “lên đường” sớm! Sợ sệt, miễn cưỡng nghe theo sếp thì bạn sẽ bị rơi vào cảm giác ức chế. Làm sao để có thể hòa hợp với sếp?

1. TÌM RA ĐIỂM TỐT CỦA SẾP

hoa hop voi sep hinh anh 02Bạn nên nhìn nhận những điểm tốt của sếp thay vì phân tích những điểm xấu chỉ khiến bạn thêm khó chịu khi làm việc với sếp. “Sếp tôi là người thích la hét, sẵn sàng phạt nhân viên vì những chuyện nhỏ nhặt… Trò chuyện với sếp tôi mới phát hiện ra chị ấy cũng mê chàng diễn viên Hàn Quốc điển trai Lee Min Ho, hay đi du lịch và làm từ thiện giống như mình. Nói về chủ đề yêu thích, chị như biến thành một người khác hẳn, không gắt gỏng như lúc làm việc mà giản dị, gần gũi, thậm chí rất đáng yêu”, chị Phan Thanh Hằng (TP. HCM) chia sẻ.

2. CHỦ ĐỘNG GẦN GŨI VỚI SẾP

hoa hop voi sep hinh anh 03

Phản ứng chung của nhân viên khi làm việc với sếp là “lẩn càng xa càng tốt” vì sợ bị sếp soi xét. Thực tế, sếp rất hay để ý đến những nhân viên trốn tránh và đây là những người đầu tiên dễ bị “về hưu non”.
Để hoà hợp với sếp, bạn hãy tận dụng mọi cơ hội trò chuyện để thu hẹp khoảng cách, chứng tỏ năng lực của bản thân và tạo niềm tin với sếp. Bạn có thể tận dụng những buổi giao lưu của công ty, những bữa ăn trưa, uống nước sau giờ làm việc để trò chuyện hay hăng hái phát biểu trong các cuộc họp và hỏi ý kiến của sếp về một thử thách khó giải quyết trong công việc.

3. SOI CHÍNH BẠN TRONG GƯƠNG

Hãy tự hỏi mình những câu sau đây nhé:
• Sếp giống một người đã từng làm tổn thương bạn?
• Sếp rất thân với người mà bạn cực kỳ ghét?
• Bạn muốn thành công như sếp nhưng không được?
Nếu bạn trả lời có, nghĩa là bạn đang có cái nhìn chủ quan và cảm tính khi làm việc với sếp. Để có góc nhìn công bằng hơn, bạn nên đánh giá sếp trên phương diện quản lý nhân viên và định hướng cho sự phát triển của công ty.

4. LÀM VIỆC VỚI SẾP “XẤU”

hoa hop voi sep hinh anh 04Làm việc với sếp xấu tính là cơ hội cho bạn thực hành khả năng thích ứng tốt với những môi trường đầy áp lực. Hơn nữa, sếp xấu tính còn là bài học kinh nghiệm cho bản thân để trở thành người quản lý tốt trong tương lai. Bạn sẽ trở nên nhạy bén, sắc sảo hơn hẳn so với khi làm việc với sếp tốt đấy.

5. CHIA SẺ TRỰC TIẾP

hoa hop voi sep hinh anh 05Giải pháp cuối cùng nhưng độ rủi ro cao nhất là hãy chia sẻ trực tiếp quan điểm của bạn với sếp. Hãy thể hiện mong muốn được gỡ bỏ những vướng mắc trong lòng để làm việc hiệu quả hơn. Một người sếp tốt sẽ luôn sẵn lòng giúp bạn giải quyết các khó khăn. Điều quan trọng là bạn cần hiểu được tính cách của sếp để trình bày vấn đề một cách thuyết phục nhất.

6. HUY ĐỘNG SỰ ĐỒNG TÌNH CỦA CẤP TRÊN

Nếu cảm thấy khó khăn trong hành trình hòa hợp với sếp, bạn có thể tìm đến cấp trên có thẩm quyền cao hơn để bày tỏ ý kiến. Hãy huy động mọi người có quan điểm về sếp giống như bạn. Khi tập thể nhân viên cùng lên tiếng, cấp trên sẽ phải nhìn nhận lại việc tuyển dụng quản lý của mình.

Mục Dân công sở / Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua