Làm gì khi con có tật ăn cắp vặt?

Thương con không đúng cách, dung dưỡng cho hành vi sai trái sẽ khiến trẻ dễ phạm phải sai lầm về sau. Để con không "dính" vào tật ăn cắp vặt, bạn cần dạy con tính trung thực ngay khi còn nhỏ

Nghiêm khắc với hành vi sai trái của con là hành động tiên quyết để giúp trẻ tránh xa lỗi lầm.

Bạn phát hiện bé lấy trộm của bạn bè chiếc bút, cây thước, túi bánh hay chiếc vòng đeo tay

•Vì sao bố mẹ phải can thiệp? Các bé dưới sáu tuổi thường chưa ý thức rõ ràng cái nào của mình, của bạn nên mặc định mình có thể sở hữu mọi thứ.

•Xử lý ra sao? Bạn nói cho bé hiểu lấy đồ của người khác khi người đó chưa đồng ý là sai. Người mất đồ sẽ buồn, giận, nghĩ bé xấu tính và xa lánh bé. Tiếp theo, hãy cùng con cầm món đồ đó đến gặp bạn xin lỗi và trả lại. Nếu món đồ đã hỏng hoặc bé đã ăn như bánh, kẹo, bạn yêu cầu con dùng tiền tiết kiệm để mua trả lại cho bạn mình. Bạn kể cho bé nghe những truyện ngụ ngôn về tính trung thực để bồi dưỡng tính cách bé.

Bạn phát hiện mất một ít tiền và thủ phạm không ai khác chính là con mình

20151405-daytre-khongdungduongtinhtromcap
Vì sao bố mẹ cần can thiệp? Trẻ khó biết trân trọng đồng tiền, dễ nảy sinh tư tưởng không làm việc cũng có tiền, lười biếng. Đây là nguồn gốc của việc đua đòi và phạm pháp.

Xử lý ra sao? Nói con trả lại tiền. Nếu con đã tiêu hết, bạn yêu cầu con phải làm việc nhà, cắt suất thưởng và nói với con: “Ăn cắp là tật xấu và sẽ làm mọi người mất lòng tin. Mọi người chỉ yêu con khi tin tưởng con mà thôi. Phải vất vả lắm mẹ mới có được tiền“. Bạn cũng cần giữ kỹ tiền bạc, tránh để trẻ “táy máy”.

Lưu ý: Để con có tiền mua món đồ bé thích, bạn khuyến khích con lập quỹ tiết kiệm từ tiền thưởng, lì xì.

Bé lấy cắp một món hàng, nhét vào túi áo mà bạn không hay, cho đến khi bảo vệ cửa hàng phát hiện

•Vì sao cần can thiệp? Bé ý thức việc làm của mình là sai nhưng vẫn thực hiện và còn lên kế hoạch che giấu. Nếu việc lấy trộm quá dễ dàng, bé có thể thực hiện nhiều lần nữa, với tài sản lớn hơn.

•Xử lý ra sao? Yêu cầu con xin lỗi, trả lại hàng và viết biên bản ghi rõ không thực hiện hành vi trộm cắp ở bất kỳ đâu. Nếu trẻ phạm tội sẽ bị báo đến nhà trường hoặc công an. Nếu bé còn tái phạm, bạn đưa con đến gặp bác sỹ tâm lý để bé được trị liệu, cân bằng cảm xúc.

Lưu ý: Nên giám sát con thật kỹ khi đưa bé đến cửa hàng hoặc những nơi công cộng khác.

Khi bị phát hiện lấy trộm hàng, trẻ chống đối quyết liệt, làm tổn thương người khác để thoát thân và giữ riết món hàng vừa lấy

Vì sao bố mẹ cần can thiệp? Trẻ quyết tâm thực hiện hành vi xấu. Nếu không xử lý, con bạn sẽ tiếp tục mắc phải sai lầm.

Xử lý ra sao? Bạn nên để con chịu trách nhiệm, kể cả trước pháp luật. Sau đó, bạn cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống để rèn luyện kỷ luật tốt hơn. Nếu con phạm pháp liên tục, bạn có thể gửi con vào các trường giáo dưỡng. Biện pháp xử lý hành chính này do chủ tịch quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật để học văn hóa, giáo dục.

20151305-daytre-giuptretranhxasailamtrongtuonglai1♦ Những trẻ có nguy cơ trộm cắp
− Bé có lòng tự trọng thấp.
− Bé không thông cảm với người khác.
− Bé hay ở một mình, ít kết nối, giao tiếp với nhiều người, thường xuyên buồn bã và chán nản.
− Bé có người thân, bạn bè thường xuyên ăn cắp.
− Bé không hối hận sau khi ăn cắp.
− Bé thấy thích và lấy đồ của người khác mang về nhà nhưng không bị cha mẹ yêu cầu trả lại.

tật ăn cắp vặt  Ảnh mang tính chất minh họa – Theo Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua