Kỷ luật học sinh cần đúng tinh thần giáo dục

Hôm nay là ngày Hiến chương nhà giáo 20–11, ấy thế nhưng ngành giáo dục thời gian qua dường như chỉ toàn những lùm xùm. Trong đó gây tranh cãi nhiều phải nhắc đến vụ kỷ luật học sinh khi nói xấu giáo viên

Vụ việc đuổi học học sinh vì nói xấu giáo viên trên mạng xã hội đang dấy lên nhiều tranh cãi trong dư luận. Ở góc độ giáo dục, hình thức kỷ luật học sinh cần phải đúng tinh thần giáo dục. Giáo dục được đặt ra để giúp các em tốt hơn và cho cơ hội sửa sai; đồng thời phải thượng tôn tinh thần pháp luật.

Các em học sinh có thể sai nhưng nhà trường không thể chỉ bảo vệ lợi ích của mình mà quên đi những tác hại phản giáo dục từ việc kỷ luật học sinh nói trên.

Ngành giáo dục và kỷ luật học sinh: Bị động và sợ nhạy cảm

Những vụ việc như gian lận điểm thi, chạy trường chạy lớp; mại dâm học đường… đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến ngành giáo dục. Dường như, các trường đang lui về thế thủ và rất nhạy cảm đối với những gì có thể ảnh hưởng xấu đến mình. Những nhà giáo dục phải đứng về phía học sinh để làm tốt hơn nữa nhiệm vụ giáo dục được giao chứ không phải lo mình bị tước danh hiệu thi đua.

Nếu các em học sinh không vướng phải những vấn đề gây hại nghiêm trọng cho cộng đồng; nhà trường nên có biện pháp uốn nắn các em về mặt đạo đức. Bởi giáo dục là để uốn nắn các em thành người. Kỷ luật học sinh cũng chính là một phần của giáo dục nên nhà trường cần cân nhắc khi áp dụng biện pháp này.

Trong vụ việc vừa qua; dù hành vi của các em học sinh là sai trái nhưng việc cô giáo chủ nhiệm tự ý mở điện thoại; xem tin nhắn – dù có một học sinh khác làm chứng; cũng là hành vi sai pháp luật. Bởi điện thoại là vật dụng cá nhân; thầy cô giáo không có quyền xâm phạm sự riêng tư của các em học sinh.

Hơn nữa, nhà trường cũng cần phải tìm hiểu nguyên nhân của việc học sinh xúc phạm giáo viên. Quyết định kỷ luật học sinh giống như một phiên tòa trong con mắt các em. Đây là cơ hội để nhà trường cho các em học về sự công bằng trong xã hội thượng tôn pháp luật; nơi pháp luật không chỉ dành cho những người có quyền lực hơn; là các thầy cô và nhà trường.

Hình phạt nên là phương pháp giáo dục, vừa nghiêm khắc; vừa chứa đựng tính nhân văn để giúp các em học sinh nhận ra những sai lầm để thay đổi. Các em học sinh cần nhận thấy sự bao dung của nhà trường, thầy cô giáo khi phán xử.

Giáo dục trong thời đại mới

Thời đại mạng xã hội phát triển, các em học sinh lập nhóm riêng tư lẫn công khai để bày tỏ thái độ với thầy cô giáo là chuyện không cấm được. Chỉ cần giáo viên khi giảng dạy có những ứng xử thiếu công bằng trong cách cho điểm; mắng chửi học sinh… đều dễ khiến các em ức chế. Việc các em trao đổi nhận xét về thầy cô trên mạng xã hội và cả ngoài đời thực cũng là điều dễ hiểu.

Không ít trường hợp thầy cô cư xử quá đà; đánh mắng, áp đặt với học sinh, dẫn đến sự đối đầu từ phía học sinh.. Khi giáo viên có những hành vi phản giáo dục mà không bị nhà trường, ngành giáo dục xử lý sẽ rất dễ dẫn đến phản ứng tiêu cực của các em học sinh.

Giáo dục và nhà trường có hai nhiệm vụ quan trọng là dạy chữ và dạy người. Trên thực tế, nhiều trường đang thiên về dạy chữ mà xem nhẹ việc dạy người.

Nhà trường cần chú trọng giáo dục hành vi, chuẩn mực đạo đức cho các em học sinh thay vì xem nhẹ rồi kỷ luật học sinh nặng khi vi phạm. Mỗi giáo viên cũng cần trở thành tấm gương về đạo đức, chuẩn mực trong ứng xử để học sinh noi theo.

Đừng bỏ qua