Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 10% trước năm 2030. Đây là mức cao nhất trong số 12 nước thành viên TPP. Nguyên nhân là do các sản phẩm dệt may và ngành công nghiệp may mặc Việt Nam đã tiếp cận các ưu đãi vào thị trường Mỹ và các thị trường lớn khác.
Bên cạnh nền kinh tế Việt Nam được thúc đẩy mạnh nhất, Báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu trong tháng này còn nói hiệp định TPP do Mỹ dẫn đầu cũng sẽ mang lại động lực kinh tế chủ yếu cho Nhật Bản và Malaysia trước năm 2030.
Cụ thể đến năm 2030, Nhật Bản sẽ đạt mức thặng dư 2,7% trong tăng trưởng kinh tế. Kinh tế Malaysia sẽ tăng 8% vì các doanh nghiệp xuất khẩu của nước này sẽ được lợi thế hơn so với các đối thủ trong khu vực không có trong TPP như Thái Lan, Philippines và Indonesia.
Hiệp ước TPP với sự tham gia của Mỹ, Việt Nam, cùng 10 nước khác trong Vành đai Thái Bình Dương, khi chính thức có hiệu lực, sẽ giúp xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa – dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước trong khối chiếm tổng cộng 40% GDP của cả thế giới.
Các chi tiết của thỏa thuận tự do mậu dịch gây tranh cãi đã được tiết lộ cho công chúng sau gần 7 năm thương lượng. Những người phản đối cho rằng TPP sẽ gây phương hại cho các tiêu chuẩn và luật lệ về bảo vệ môi trường, sức khỏe và an toàn, cũng như quyền lợi của người lao động.
Nhóm Ngân hàng Thế giới gồm 5 tổ chức tài chính thành viên, gồm Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD), Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Trung tâm giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư Quốc tế (ICSID).
Tiếp Thị Gia Đình