Kinh nghiệm nhìn bàn chân trước khi làm quen

Nếu đôi mắt là cửa sổ tâm hồn thì hướng bàn chân của đối tượng có thể xem là lối vào tình bạn. Vì vậy hãy chú ý đến bàn chân của ai đó khi bạn muốn làm quen họ nhé

Bạn đang góp mặt trong một buổi tiệc, hội nghị hoặc triển lãm thương mại. Khán phòng có rất nhiều người bạn không biết. Tự giới thiệu xem ra là việc đáng ngại. Nên làm quen với ai và nên nói gì? Hẳn đó là tâm trạng chung của số đông khi tham gia vào các sự kiện cộng đồng. Nếu lặng lẽ đến rồi về, bạn đã bỏ qua một cơ hội mở rộng giao tiếp, vốn là chìa khóa dẫn đến thành công. Vậy phải làm sao?

GỢI Ý NẰM Ở NHỮNG BÀN CHÂN

Nhìn vào hướng bàn chân của những người có mặt trong khán phòng, bạn sẽ xác định được nên tiếp cận đối tượng nào.

Hai người đứng đối diện nhau và mũi bàn chân của họ hướng vào nhau sẽ gửi đi bức thông điệp là họ đang có một cuộc trò chuyện riêng tư. Bạn hãy tránh xa nhé, họ không muốn người ngoài chen ngang đâu.

Nếu hai người đối diện nhau, nhưng đứng hơi chếch chừa khoảng không gian mở thì họ sẵn sàng đón nhận thêm một thành viên nữa vào cuộc trò chuyện.

nhin-chan-lam-quen1

Nếu các thành viên của một nhóm đứng thành nửa vòng tròn và mũi bàn chân của họ hướng về phía không gian mở, đó là dấu hiệu họ sẵn sàng tiếp nhận thành viên mới và đây chính là cơ hội để bạn làm quen nhóm người này.

Nếu cả nhóm đứng thành một vòng tròn khép kín thì bạn không nên tiếp cận.

?????????????????????????????????????????????????????????

Khi ba người đứng đối mặt với nhau và mũi bàn chân họ hướng vào phía trong, bạn hãy hiểu rằng họ không muốn có thêm người mới gia nhập. Trái lại, nếu họ đứng quay ra tạo thành vòng tròn với không gian mở, bạn có thể tiếp cận đấy.

NẾU GẶP LẠI

Sau mỗi cơ hội mở rộng giao tiếp, bạn nên ghi nhớ tên những người mình đã từng làm quen. Khi gặp lại đối tượng ở một sự kiện khác sau đó, bạn hãy chủ động bước đến gần và gọi tên họ. Ai cũng thích người khác nhớ mình và nhớ tên một người thể hiện bạn có sự trân trọng đối với họ.

Tiếp theo, bạn hãy khơi gợi lại vài yếu tố trong cuộc trò chuyện trước, có thể là một lời nhận xét, câu nói đùa, một câu hỏi người đó đã đặt ra… Thủ pháp này được gọi là nối nhịp cầu trò chuyện và nó tạo cảm giác bạn và đối tượng đã là những người thân quen và có những mối quan tâm chung, do đó mối quan hệ có thể tiến xa hơn.

NGHỆ THUẬT BẮT CHUYỆN

Sau khi đã xác định đối tượng nào có thể tiếp nhận mình, bạn hãy mạnh dạn bước đến gần và đưa ra những dấu hiệu thân thiện. Não của chúng ta thường xuyên rà soát xung quanh để xác định những tín hiệu bạn hay thù. Nếu bạn làm mặt hình sự thì đối tượng sẽ dè chừng. Vì vậy, hãy nhớ vận dụng ba “mật mã” thân thiện là lông mày giãn ra, mỉm cười và nghiêng đầu khi tiếp cận nhóm đối tượng. Một cách tự tin, bạn hãy bước vào phần không gian mở. Lưu ý là tỏ ra tự tin, ngay cả khi bạn trong lòng bạn rất e ngại, chứ không phải là thái độ tự cao nhé.

nhin-chan-lam-quen4

Tiếp theo là lắng nghe câu chuyện họ đang nói với những cử chỉ không lời mang ý nghĩa tán thưởng (như gật đầu, mỉm cười…). Đến khi có một khoảng mọi người im lặng thì bạn có thể tự giới thiệu mình và góp lời vào cuộc trò chuyện. Những kẻ kiêu ngạo thường không biết lắng nghe và không ai chào đón một nhân vật sỗ sàng cắt ngang câu chuyện của họ.

Bạn nên tìm kiếm một nền tảng chung với các thành viên trong nhóm, đơn cử nhất là có chung mối quan tâm khi tham gia sự kiện đó. Đây là cách nhanh nhất để xây dựng mối quan hệ. Nếu không dễ xác định nền tảng chung thì bạn nói về âm nhạc là điều mà ai cũng thích hoặc có thể chia sẻ quan điểm.

Mục Sức khỏe – Tâm lý/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua