“Mọi người đều có tiềm năng sáng tạo. Công việc của chúng ta ở vai trò phụ huynh và giáo viên là giúp trẻ phát huy tính sáng tạo”, tiến sĩ Mark Runco; giám đốc Trung tâm Sáng tạo và Phát triển Tài năng Đại học Georgia, Mỹ, khẳng định.
Để khơi dậy sự sáng tạo ở trẻ, chúng ta nên bắt đầu từ những năm tháng đầu đời. Với lứa tuổi “chưa biết gì” này; âm nhạc là phương pháp kỳ diệu. Các nhà tâm lý học, chuyên gia thần kinh và chuyên gia nghiên cứu về sự phát triển của trẻ em đã chứng minh rằng; ngoài việc mang đến niềm vui cho trẻ; âm nhạc còn giúp các tế bào não tạo kết nối bền vững và hiệu quả, giúp trí não bé thông minh hơn.
Thông qua âm nhạc để giáo dục trẻ; đấy là con đường khoa học của chương trình giáo dục Kindermusik. Phương pháp này xuất phát từ Đức và đã có mặt ở 60 quốc gia trên thế giới. Năm nay, Kindermusik đã đến Việt Nam.
Mô hình lớp học Kindermusik
Thông qua âm nhạc ở mọi thể loại cùng vô số hoạt động học tập và sáng tạo; Kindermusik hướng đến giá trị cốt lõi là sự phát triển toàn diện của trẻ. Một lớp thường có từ 10–20 em, một giáo viên và một trợ giảng. Các lớp từ 6 tháng đến 3 tuổi sẽ có phụ huynh cùng học suốt 60 phút. Các em từ 3 tuổi trở lên sẽ học độc lập và phụ huynh sẽ vui chơi cùng con vào 15 phút cuối buổi học.
Nghe đến cụm từ: “chương trình âm nhạc dành cho trẻ”, nhiều phụ huynh nghĩ; đến Kindermusik là để học âm nhạc. Thực tế không phải! Kindermusik đem lại hiệu quả nhiều hơn thế.
Khác với lớp học nhạc thông thường; chương trình Kindermusik được thiết kế với nhiều hoạt động học tập và sáng tạo phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi, không dừng lại ở học âm nhạc.
Kindermusik – Đơn giản nhưng hiệu quả
Nhìn vào các hoạt động trên, bạn sẽ thấy đến lớp học Kindermusik; bé chủ yếu là chơi. Nghệ sĩ Thanh Bùi – người sáng lập AMPA Education lý giải: “Học Kindermusik là học thông qua chơi, học mà chơi, chơi mà học”.
Ở Philippines, đến lớp học Kindermusik vào cuối tuần là một món quà cha mẹ dành cho trẻ. Các bé phấn đấu một tuần học ngoan để cuối tuần được ba mẹ đưa đến Kindermusik; vì ở đó vui và có nhiều hoạt động thú vị.
Bé không cảm thấy “bị” đi học. Các hoạt động tưởng như bình thường; rất đơn giản nhưng lại đem lại những tác dụng tích cực khi thực hiện đúng cách. Chẳng hạn, các điệu múa khiến bé vui vẻ nhưng lại là cách dạy bé sự hợp tác. Bé học được ở đó cách di chuyển đồng bộ theo nhóm, lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
Di chuyển theo nhịp điệu âm nhạc dạy trẻ cách biết lắng nghe. Khi trẻ hưởng ứng sự thay đổi nhịp điệu của bài nhạc chứng tỏ bé đang sử dụng sự vận động cơ thể áp dụng cho kỹ năng lắng nghe. Những hoạt động “Dừng lại và đi” kết hợp với âm nhạc giúp trẻ xây dựng kỹ năng tự điều chỉnh. Các bé học cách điều khiển cơ thể, khi nào dừng lại, khi nào đi và chuyển sang hoạt động khác.
Việc xác định các âm thanh, âm vực của các loại nhạc cụ dạy cho trẻ em khả năng phân biệt về thính giác. Khi trẻ so sánh được sự khác nhau của cùng một nốt nhạc trên hai loại nhạc cụ; bé trở nên nhạy cảm với âm thanh. Kho bài hát khổng lồ với những chủ đề; quốc gia khác nhau sẽ giúp bé phát triển ngôn ngữ; hỗ trợ việc học chữ tốt hơn.
Kindermusik dành cho mọi trẻ em.
Kindermusik cũng đặc biệt phù hợp với các bé mắc hội chứng Down; hội chứng tự kỷ, bại não. Âm nhạc, các hoạt động trong lớp, sự tương tác với thầy cô giáo, bạn bè sẽ giúp kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội của bé tốt hơn. Bố mẹ chính là những nhà giáo dục tốt nhất cho con. Do đó, phụ huynh nên học cùng con, kết nối với con, cùng con tạo nên những kỷ niệm vui vẻ.
Tiếp Thị Gia Đình