Đối xử tốt với mọi người là một cách quan trọng để lan tỏa sự tích cực. Ngoài việc mang lại lợi ích cho người khác, nghiên cứu cho thấy rằng sống tử tế cũng có thể tăng cường sức khỏe tinh thần của chính bạn.
Làm thế nào để trở thành người tử tế?
Thật ra chuyện này không khó như bạn nghĩ. Sự tử tế luôn hiện diện trong cái cách mà bạn tương tác với mọi thứ xung quanh.
Có rất nhiều cách để bạn có thể kết hợp sự tử tế vào cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng việc thể hiện sự đánh giá cao đối với một người nào đó trong cuộc sống; hoặc tham gia một hoạt động tình nguyện mà bạn quan tâm.
Sống tử tế mang lại cảm giác tốt — biến sự tử tế trở thành một thói quen là một món quà của cuộc sống.
10 bước để trở thành người tử tế
Hành động tốt đẹp
Sự tử tế thể hiện qua những hành động tốt đẹp. Nghiên cứu cho thấy lòng tốt có tác động tích cực đến não bộ của bạn. Một hành động xuất hiện từ lòng tốt sẽ giải phóng oxytocin và endorphin. Điều này thúc đẩy việc tạo ra các kết nối thần kinh mới cho não bộ.
Tử tế là một thói quen tự củng cố. Chúng ta cảm thấy dễ chịu và hấp dẫn trước những hành động đẹp. Vì vậy, một cử chỉ tốt đẹp sẽ dễ dàng dẫn đến một cử chỉ tốt đẹp khác.
Tránh nghiêm trọng hoá vấn đề
Thật khó để trở thành người tử tế khi bị vây quanh bởi những suy nghĩ tiêu cực. Lúc bạn cảm thấy bản thân muốn chỉ trích ai đó hãy cố gắng tìm một hướng suy nghĩ tích cực hơn. -> nối lại thành 1 câu
Ví dụ, khi một đồng nghiệp phạm lỗi thì trước hãy thử dừng lại một nhịp thay vì lập tức lên tiếng chỉ trích. Bạn có thể xem lỗi lầm đó như một cơ hội để giúp đỡ họ hơn là trở nên khó chịu vì họ không hoàn hảo.
Hãy trung thực
Sống đúng với bản thân và giá trị của bạn. Bạn hoàn toàn có thể thể hiện bản thân một cách độc đáo mà vẫn trung thực.
Tử tế không có nghĩa là không bao giờ từ chối hoặc phải làm những việc mà bản thân không muốn. Có một ranh giới, chuẩn mực rõ ràng là cách bạn quan tâm đến sức khoẻ tinh thần và cảm xúc của bản thân. Khi cảm thấy an toàn và được tôn trọng, việc đối xử tử tế với người khác sẽ được thực hiện một cách tự nhiên hơn.
Đối xử tốt với chính mình
Cách chúng ta đối xử với bản thân sẽ ảnh hưởng đến việc cư xử với người khác. Bao gồm cả những lúc bạn “nói chuyện” với chính mình.
Hãy chú ý đến những lời nói vang trong đầu lúc gặp trở ngại, những phản ứng của bản thân khi xảy ra gì đó bất ổn. Bạn sẽ đổ lỗi, an ủi hay tự động viên bản thân? Bằng cách rèn luyện tính kiên nhẫn và quan tâm chính mình, chúng ta dễ dàng đối xử tốt hơn với người khác.
>> Xem thêm: Yêu thương bản thân giúp chúng ta nuôi dưỡng những kết nối lành mạnh
Giữ cho tâm hồn cởi mở
Cuộc sống đầy biến động. Đôi khi phải đối mặt với những tình huống, trở ngại và khó khăn. Cảm xúc tiêu cực nảy sinh vào lúc này sẽ khiến chúng ta khó mà giữ vững trạng thái tử tế.
Một tư duy cởi mở rất cần thiết để giúp bạn học hỏi và tiếp thu thêm thông tin. Thay vì phán xét, khó chịu thì bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm hay bài học quý giá.
Hãy lịch sự
Lịch sự là một khía cạnh của sự tử tế. Nó ảnh hưởng tích cực đến tương tác trong xã hội. Bạn cần ghi nhớ: lịch sự nhưng không quá nhún nhường.
Nếu người khác tỏ ra cọc cằn hoặc thô lỗ, những lời nói và cử chỉ lịch sự hoàn toàn có thể xoay chuyển tình hình. Trong giao tiếp hàng ngày, những từ đơn giản như “cảm ơn”, “có ổn không”, “có cần giúp một tay không” đôi khi sẽ cần thiết và giúp ích rất nhiều.
Chú tâm vào những thứ tưởng chừng như nhỏ bé
Hãy để tâm đến những việc mà bạn cho rằng nhỏ nhặt thường ngày. Ví dụ như việc mỉm cười với nhân viên ở cửa hàng tiện lợi, lời cảm ơn đối với người giao hàng, hoặc sự hỗ trợ đồng nghiệp trong lúc thực hiện dự án. Tất cả đều là một cách tuyệt vời để bạn thể hiện sự tử tế trong cuộc sống.
Thực hành sự tha thứ
Hãy cố gắng bỏ qua những oán hận trong quá khứ và tha thứ cho người khác. Điều này có thể giúp bạn tiến về phía trước với thái độ tích cực hơn.
Tha thứ cho bản thân cũng rất quan trọng. Sẽ tốt hơn nếu bạn buông bỏ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Từ đó, bạn nuôi dưỡng một suy nghĩ tích cực hơn.
Thực hành lòng biết ơn
Hãy dành vài phút mỗi ngày để suy nghĩ về điều gì đó khiến bạn cảm thấy biết ơn. Chẳng hạn như viết nhật ký.
Nghiên cứu cho thấy, lòng biết ơn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bao gồm giảm căng thẳng và tăng cường hạnh phúc. Tập trung vào những suy nghĩ tích cực sẽ nuôi dưỡng một thái độ lạc quan. Hành động này cũng giúp bạn đối phó với những khó khăn trong cuộc sống dễ dàng hơn.
Tôn trọng người khác
Sự cảm thông và tôn trọng cũng là những thành phần chính của sự tử tế. Đôi lúc, bạn hãy thử quan sát mọi chuyện từ góc nhìn của người khác để có thể thấu hiểu và tôn trọng sự lựa chọn của họ. Ngay cả khi bạn không đồng ý với những gì họ đang làm, bạn vẫn cần duy trì thái độ lịch sự và tôn trọng.
Đức tính này thể hiện qua việc có mặt tại điểm hẹn đúng giờ, hay chú tâm vào cuộc trò chuyện thay vì chăm chăm vào điện thoại. Hãy bắt đầu luyện tập kĩ năng “lắng nghe”. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giao tiếp với người khác.
>> Xem thêm: 9 thói quen trước khi ngủ giúp tinh thần sảng khoái vào sáng hôm sau
Tiếp Thị Gia Đình