Khi đại sứ và thương hiệu chia tay vì scandal

Thương hiệu sẽ quyết định thế nào nếu người đại diện cho hình ảnh sản phẩm của họ gặp scandal? Mời bạn điểm qua một số trường hợp tiêu biểu

Không phải mọi scandal của sao đều ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu mà họ làm đại diện. Kate Moss là một ví dụ

Một scandal lớn liên quan đến đại sứ thương hiệu là bê bối tình ái của Tiger Woods năm 2009. Sau khi quan hệ ngoài luồng của gôn thủ số một thế giới với hàng trăm phụ nữ bị phát giác, anh vừa mất vợ vừa mất nhiều hợp đồng với Gillette, Gatorade, AT & T, Accenture, Tag Heuer và General Motors. Điều này là dễ hiểu vì với nhiều thương hiệu: sao lạc đường thì “đường sao sao đi”.

ĐƯỜNG AI NẤY ĐI

Lance Amstrong, từng 7 lần đăng quang tại giải đua xe đạp vòng quanh nước Pháp, cũng rơi vào cảnh tương tự. Sau sự kiện doping năm 2012, anh đã bị tước bỏ mọi danh hiệu, đồng thời bị cắt hợp đồng với các nhà tài trợ tên tuổi, đáng kể là Nike.

Tại châu Á, scandal ảnh nóng của Trần Quán Hy năm 2008 khiến anh mất đi mối lái với Pepsi, Standard Chartered Bank, Samsung, Levi’s. Ca sỹ Chung Hân Đồng cũng đành bỏ ngỏ hợp đồng đại diện cho Mentholatum, Hong Kong Disneyland, Adidas…

Có thể vài quyết định chia tay là quá vội, như Kellogg’s với nhà vô địch Olympic bơi lội Michael Phelps. Tuy nhiên, sức ép của người tiêu dùng là có thật. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Ipsos MORI Global, 27% người tiêu dùng cho biết họ thôi mua sản phẩm nào đó vì bê bối của đại sứ thương hiệu.

Kellogg’s vội vã chia tay Michael Phelps khi anh dính scandal

Kellogg’s vội vã chia tay Michael Phelps khi anh dính scandal

KHÔNG CÓ TIN XẤU

Trong khi hầu hết thương hiệu ngoảnh mặt với Tiger Woods thì Nike đứng bên anh giữa tâm bão dư luận. Nike phát ngôn rằng điều này phù hợp với tôn chỉ “phải đặt vận động viên lên trên hết”. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đây là bước đi có tính toán của Nike khi hãng cho rằng fan trung thành của dòng sản phẩm gắn liền với tên tuổi Tiger Woods sẽ không dễ rời bỏ họ. Thực tế, doanh số bán ra của Nike Golf chỉ giảm 3% so với trước scandal.

Không phải mọi scandal của sao đều ảnh hưởng tiêu cực đến người tiêu dùng. Đó là trường hợp của Kate Moss. Hình ảnh Moss chơi ma túy trên tờ Daily Mirror năm 2005 khiến cả ba nhà mốt Burberry, Chanel và H&M chấm dứt thỏa thuận đại diện thương hiệu với cô vào năm 2005.

Tuy nhiên, chỉ trong một năm sau đó, cô được biết tới nhiều hơn và kiếm được nhiều tiền hơn cả trước scandal. Người có lợi nhất, không ai khác chính là những thương hiệu đã quyết định thuê cô bất chấp scandal, chẳng hạn Topshop với 14 bộ sưu tập gắn liền với tên tuổi siêu mẫu lần lượt được ra mắt.

 Gương mặt đại diện Kate Moss với sự bành trướng của thương hiệu Topshop

Gương mặt đại diện Kate Moss với sự bành trướng của thương hiệu Topshop

“KHÓ ĐỠ” VÌ ĐẠI SỨ

20150624_chuyentuannay_Helena-Bonham• Đầu những năm 1990, Helena Bonham Carter trở thành đại sứ cho hãng mỹ phẩm Yardley. Mọi chuyện vẫn êm đẹp cho đến khi nữ diễn viên người Anh tuyên bố cô hiếm khi trang điểm và không hiểu sao lại được chọn làm người đại diện. Quá bẽ bàng, Yardley lập tức chấm dứt hợp đồng với nữ diễn viên.

20150624_chuyentuannay_Sharonstone• Sharon Stone từng khiến Christian Dior khó xử. Năm 2008, sau trận động đất lịch sử ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, khiến 68.000 người thiệt mạng, nữ diễn viên phát biểu: “Họ cư xử không phải với Đạt Lai Lạt Ma, một người bạn của tôi, và chuyện xảy ra là quả báo”. Christian Dior tức tốc gỡ bỏ các quảng cáo có hình ảnh Sharon Stone tại Trung Quốc nhằm ngăn chặn nguy cơ bị tẩy chay.

20150624_chuyentuannay_BritneySpear• Năm 2001, Britney Spears trở thành đại sứ thương hiệu cho Pepsi. Chỉ sau đó một thời gian, người ta bắt gặp cô cầm chai Coca-Cola khi đi tour ở Úc. Năm sau, Britney lại bị bắt gặp khi vừa bước ra khỏi studio, tay cầm chai Sunkist – một sản phẩm của Coca-Cola. Hẳn nhiên Pepsi không thể tiếp tục giữ thỏa thuận với ca sỹ Oops!… I Did It Again.

Mục Chuyện tuần này/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua