Bạn cần để da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một lượng vừa đủ để duy trì lượng vitamin D trong máu ở mức khỏe mạnh. Nhưng nếu bạn đã thoa kem chống nắng hoặc da của bạn tối màu; thì việc hấp thụ vitamin D từ ánh mặt trời có thay đổi gì không? Cùng tìm hiểu câu trả lời nhé!
Màu da có thể ảnh hưởng đến sản xuất và hấp thụ vitamin D
Màu da của bạn được xác định bởi một sắc tố gọi là melanin. Những người có làn da sẫm màu thường có nhiều hắc tố hơn những người có làn da sáng màu. Melanin giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Nó hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên. Nó hấp thụ tia UV của ánh nắng mặt trời để bảo vệ khỏi cháy nắng và ung thư da.
Tuy nhiên, những người da sẫm màu sẽ cần phơi nắng lâu hơn những người da sáng màu. Như vậy mới có thể tạo ra cùng một lượng vitamin D. Các nghiên cứu ước tính rằng những người da sẫm màu có thể cần lâu hơn từ 30 phút đến 3 tiếng. Trong khi người da sáng chỉ cần khoảng 15 – 30 phút. Đây là lý do chính khiến những người da sẫm màu có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao hơn.
>>Xem thêm: Mách bạn 5 cách bổ sung vitamin D để tăng sức đề kháng giữa mùa dịch
Nếu bạn có làn da ngăm đen, giải pháp cho bạn là phải phơi nắng nhiều hơn một chút để có đủ lượng vitamin D.
Một số nhà khoa học khuyên bạn nên phơi khoảng 1/3 diện tích da của bạn dưới ánh nắng mặt trời. Theo khuyến nghị này, bạn chỉ cần mặc áo ba lỗ và quần đùi là đã “hở” đúng chuẩn.
Bạn có thể đội nón và đeo kính mát để bảo vệ khuôn mặt và đôi mắt trong khi để lộ các bộ phận khác trên cơ thể. Vì đầu là một bộ phận nhỏ của cơ thể nên nó sẽ chỉ sản xuất một lượng nhỏ vitamin D.
Kem chống nắng có ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ vitamin D không?
Chúng ta đã biết rõ công dụng của kem chống nắng là bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và ung thư da. Thành phần của kem chống nắng chứa các hóa chất phản xạ. Chúng hấp thụ hoặc phân tán tia UV gây hại cho da. Vì tia UVB rất cần thiết để tạo ra vitamin D, nên kem chống nắng có thể ngăn da sản xuất ra vitamin D.
>>Xem thêm: Ở nhà mùa dịch có cần thoa kem chống nắng hay không?
Một số nghiên cứu ước tính rằng; kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên đã làm giảm khả năng sản xuất vitamin D trong cơ thể khoảng 95–98%.
Mặc dù bôi kem chống nắng có thể làm giảm khả năng sản xuất vitamin D; nhưng các nghiên cứu ngắn hạn đã chỉ ra rằng nó có ít hoặc không ảnh hưởng đến nồng độ vitamin D trong máu.
Những thông tin quan trọng bạn cần lưu ý là gì?
Để duy trì nồng độ vitamin D trong cơ thể, hãy cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời 10–30 phút/lần và vài lần mỗi tuần. Những người có làn da sẫm màu có thể cần nhiều hơn một chút. Thời gian tiếp xúc của bạn phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng. Chỉ cần đảm bảo da không bị cháy.
Tốt nhất bạn nên thoa kem chống nắng sau 10–30 phút tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Như vậy, bạn vừa hấp thụ ánh sáng đủ để tạo vitamin D; đồng thời bắt đầu kích hoạt màn bảo vệ da để tránh các tác hại khi tiếp xúc ánh nắng quá lâu. Thời điểm thoa kem phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của da với ánh nắng.
Các chuyên gia khuyên bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2-3 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt nếu bạn đổ mồ hôi hoặc tắm.
Tiếp Thị Gia Đình