Chứng bệnh Alzheimer là một áp lực lớn đến gia đình, xã hội – Ảnh minh họa
Chứng bệnh Alzheimer là một chứng mất trí nhớ phổ biến nhất. Hiện tại, những bệnh nhân được xem là mắc chứng Alzheimer chỉ ở độ tuổi từ 45 đến 65, còn những người cao tuổi thì các triệu chứng suy giảm trí nhớ được xem là bình thường.
Đây là một chứng bệnh khá phổ biến, với suy đoán từ các chuyên gia, tỷ lệ ca bệnh Alzheimer sẽ vào khoảng 1/85 trên toàn cầu vào năm 2050.
Triệu chứng nhận dạng chung của bệnh Alzheimer có thể kể đến là nhầm lẫn, tâm trạng thay đổi thất thường, mất khả năng ngôn ngữ, trí nhớ suy giảm, thậm chí mất trí nhớ dài hạn… Cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể, gồm các mô và cơ quan nội tạng, liên tục tạo ra hàng ngàn các “tự kháng thể”. Khi một cơ quan nào đó bị tổn thương, mắc các loại bệnh tật, những “tự kháng thể” này sẽ bắt đầu thay đổi và lưu hành trong máu.
Mối nguy hiểm lớn nhất ở chứng bệnh Alzheimer là nó có thể phát triển tiềm ẩn trong một thời gian dài trước khi bộc phát các triệu chứng phát hiện bệnh và khi bệnh nhân nhận thấy những dấu hiệu này thì căn bệnh thường đã phát triển nặng.
Nghiên cứu cho thấy dưới 3% bệnh nhân mắc Alzheimer sống thêm quá 14 năm sau khi phát hiện bệnh, con số trung bình chỉ vào khoảng 7 năm.
Giới khoa học hiện đang nỗ lực ngày đêm nhưng vẫn chưa thật sự hiểu rõ nguồn gốc và cách ngăn chặn triệt để. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Rowan, Mỹ, đang xây dựng một phương pháp xét nghiệm mới, nhằm tìm kiếm và phân tích các “tự kháng thể” liên quan đến chứng bệnh này. Phương pháp này được kỳ vọng sẽ góp phần phát hiện sớm chứng bệnh Alzheimer quái ác, qua đó hỗ trợ các bác sỹ trong công tác làm chậm sự phát triển của nó.
Tiếp Thị Gia Đình