Tuần thứ 20 là cột mốc đánh dấu thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển của bé – mẹ có thể bắt đầu học cách giao tiếp với thai nhi, tạo nên mối dây tình cảm thật chặt chẽ giữa hai mẹ con. Ngoài ra, điều này cũng báo hiệu bé đang cần thêm nhiều dưỡng chất để đáp ứng cho sự phát triển vượt bậc của thời kỳ này, nhất là về trí não.
Học cách giao tiếp với thai nhi giữa mẹ và bé giúp bé phát triển trí thông minh, giàu tình cảm và gắn kết với mẹ nhiều hơn
“Giao tiếp” cùng con thế nào khi bé đạp?
Những cú đạp từ tuần thứ 20 chính là mối liên kết diệu kì của hai mẹ con. Nếu mẹ bầu học cách giao tiếp với thai nhi đúng cách sẽ giúp bé phát triển trí thông minh, giàu tình cảm và gắn kết với mẹ nhiều hơn đấy. Đừng “bỏ phí” khoảng thời gian quý giá này!
Trước hết, mỗi khi bé đạp, mẹ hãy đặt tay lên đúng vị trí bụng nơi bé vừa đạp và vỗ về thật nhẹ, như đáp lời bé. Khi bé đã quen dần với chuyện hễ bé đạp là mẹ vỗ nhẹ để đáp lời, hãy chuyển việc này thành một trò chơi. Hễ bé đạp chỗ nào, mẹ hãy vỗ nhẹ hoặc ấn nhẹ vào vị trí ấy. Sau đó, mẹ di chuyển tay sang vị trí khác gần với chỗ bé vừa đạp ban đầu và vỗ nhẹ. Mẹ sẽ vô cùng bất ngờ khi phát hiện bé có thể đạp ở đúng vị trí vỗ mới đấy.
Kế đến, mẹ hãy tập chuyện trò với bé yêu. Thực tế bé có thể cảm nhận được tâm trạng của mẹ và như muốn vỗ về, an ủi khi mẹ buồn, hoặc chung vui cùng mẹ vậy. Vậy nên, hãy thủ thỉ chuyện trò cùng bé. Cho con nghe tiếng nói của bạn, gọi con hoặc hát cho con nghe nhé. Điều này không chỉ tốt cho thai nhi mà cực kỳ tốt cho tâm trạng của mẹ bầu, giúp bạn thoải mái vượt qua những trạng thái tâm lý bất ổn dễ gặp do những thay đổi hormone trong thai kỳ nữa.
Lưu ý rằng, nếu mẹ duy trì một tư thế quá lâu khi ngồi hoặc nằm, có thể bạn sẽ nhận được cú đạp của bé để báo với bạn biết là bé đang khó chịu. Những lúc này, mẹ có thể thay đổi tư thế để cả hai mẹ con cảm thấy thoải mái hơn. Ví dụ khi nằm, mẹ có thể nằm nghiêng sang trái, đặt một chiếc gối ở dưới bắp chân và một chiếc gối ở sau lưng để tạo cảm giác thoải mái cho cả mẹ và con.
Học cách giao tiếp với thai nhi bằng cách mang đến dinh dưỡng tối ưu
Mẹ bầu nhớ nhé, từ tuần 20, bé bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển cực nhanh, đặc biệt là trí não, vì vậy nhu cầu về dinh dưỡng của bé tăng rất cao, đặc biệt là các dưỡng chất DHA, cholin, acid folic, sắt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàng ngày, mẹ phải ăn vào 140mg DHA, 27mg sắt, 450mg cholin, 600g acid folic, nhiều hơn hẳn nhu cầu bình thường. Các nhà khoa học nhấn mạnh vai trò của acid folic đối với mẹ bầu và thai nhi. Acid folic, hay còn gọi là vitamin B9 giúp phát triển ống thần kinh và tủy sống của thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé.
Để bảo đảm cung cấp đủ lượng dưỡng chất nói trên, mẹ cần ăn một lượng thực phẩm tương đương 700g cá hồi, 500g rau củ, 6 quả trứng ngỗng và 400g măng tây mỗi ngày. Thực tế, lượng thực phẩm này không hề ít, nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy lo lắng, sợ mình ăn ít không cung cấp đủ nhu cầu dưỡng chất của bé. Ngược lại, cố ăn quá nhiều để bổ sung dinh dưỡng cho con cũng có thể làm mẹ bầu tăng cân quá nhiều, dễ kéo theo những vấn đề khác về sức khỏe.
Vì vậy tạo nên một thực đơn đầy đủ và cân đối (nhiều cá, nhiều rau củ, đủ hàm lượng chất béo tốt…) cho cả mẹ bầu lẫn bé yêu trong thời kỳ từ tuần thứ 20 đến khi sinh rất quan trọng. Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ bầu nên uống thêm 2 ly sữa bầu có chứa đầy đủ các dưỡng chất, như Similac Mom với hệ dưỡng chất EyeQ Plus tiên tiến gồm DHA, cholin, acid folic, sắt cùng 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng lên trong thai kỳ và giúp thai nhi phát triển tốt. Ngoài ra, những mẹ có cân nặng bình thường hoặc hơi quá cân nên chọn những loại sữa ít béo như Similac Mom có chứa rất ít chất béo nên mẹ sẽ không lo bị tăng cân quá mức.
Thật là vui sướng khi cảm nhận bé đang lớn lên từng ngày trong cơ thể mình. Mẹ hãy học cách giao tiếp với thai nhi, chăm trò chuyện với bé, ăn uống và nghỉ ngơi tốt để bé có một khởi đầu thật hoàn hảo nhé.
Tiếp Thị Gia Đình