Ho là một dấu hiệu thường xảy ra trong thai kỳ. Chúng thường biểu hiện dưới dạng từng cơn hay ho khúc khắc, ho khan hoặc ho có đàm. Tình trạng này có thể xuất hiện vào ban ngày hoặc ban đêm. Đôi khi kèm theo khò khè, khó thở. Mặc dù không đáng lo ngại, nhưng những cơn ho trong thai kỳ thường khiến thai phụ rơi vào tâm lý căng thẳng. Bởi tâm lý lo sợ các phản xạ ho có thể ảnh hưởng lên sức khỏe của bé.
Để giải đáp thắc mắc về bệnh lý này, mời bạn lắng nghe những chia sẻ từ TS. BS Nguyễn Như Vinh – Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM nhé!
Nguyên nhân gây ho trong thai kỳ
Tình trạng ho trong thai kỳ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một trong những lý do phổ biến khiến các chị em gặp phải những cơn ho không dứt:
Thay đổi sinh lý
Trong thời gian mang thai cũng là lúc cơ thể phụ nữ dần xuất hiện một số thay đổi. Đầu tiên là thay đổi về mặt cấu trúc làm cho đường thở bị chèn ép và phù nề (sưng bên trong) hơn. Kế đến là chức năng sinh lý của đường thở cũng thay đổi. Từ đó làm đường thở trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích bên ngoài như khói, bụi, khí hậu, phấn hoa…. Hai cơ chế thay đổi này làm cho phản xạ ho dễ xảy ra nên phụ nữ có thai dễ ho hơn kể cả khi họ không có bệnh.
Thay tình trạng miễn dịch
Phụ nữ có thai, người già và trẻ em là 3 đối tượng có hệ miễn dịch kém hơn người bình thường. Từ đó, khiến các tác nhân gây bệnh như các virus, vi trùng dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp. Biểu hiện đầu tiên và thường hay gặp nhất của tình trạng này là ho. Chính vì vậy, phụ nữ có thai dễ mắc bệnh đường hô hấp và gây ho.
Tái phát hay diễn tiến nặng hơn bệnh hô hấp đã có trước đó như bệnh hen
Nhiều mẹ bầu có tiền sử bệnh hen lúc trước có thể xuất hiện trở lại. Một số phụ nữ khác đang bị hen và được kiểm soát tốt cũng có thể bất ổn khi vào thai kỳ làm cho ho gia tăng. Trong những trường hợp này, người có tiền sử hen nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
Trào ngược dạ dày
Khi thai lớn sẽ bảo tử lên trên và làm dịch ở bao tử dễ bị trào lên cuống họng. Từ đó gây ra viêm họng và ho. Nhiều khi dịch bao tử không trào lên đến cuống họng mà chỉ trào nhẹ lên thực quản cũng gây ra phản xạ ho.
Ho có gây ảnh hưởng đến thai nhi
Ho ít ít, ho vài tiếng dưới 3 tuần; hoặc ho nhiều hơn nhưng chỉ 1 – 2 ngày sẽ không ảnh hưởng đến em bé. Tuy nhiên, nếu ho kéo dài trên 3 tuần; hoặc ho ngắn với cường độ mạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé vì các lý do sau đây:
Ho kéo dài nếu thường vào ban đêm sẽ gây mất ngủ và khiến chất lượng cuộc sống kém đi. Từ đó dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp. Đặc biệt, tình trạng này còn dễ làm hệ miễn dịch bị yếu khi tình cờ bị virus hay vi trùng tấn công.
Những trường hợp ho khiến co thắt ở vùng ngực còn gây thêm cảm giác mệt và đau cho bà bầu. Từ đó dẫn đến chán ăn, suy nhược và dễ làm thai chậm phát triển.
Nếu cơn ho mạnh và kéo dài liên tục sẽ dẫn đến các cơn gò tử cung gây động thai sớm có thể gây xảy thai hoặc sanh non.
Đặc biệt những thai phụ có tiền sử bệnh hen lúc nhỏ sẽ dễ tái phát trở lại trong quá trình mang thai. Từ đó gây ho và đôi khi kèm theo khó thở. Trong trường hợp này cần được thăm khám kịp thời. Bởi nếu không kiểm soát hen tốt sẽ dễ dẫn đến thiếu ô-xy. Về lâu dài sẽ khiến mẹ và con dễ sảy thai, sanh non, sanh con nhẹ ký vvv.
Tiếp Thị Gia Đình