Hướng điều trị những cơn ho kéo dài
Trong số các nguyên nhân gây ho sẽ có 1 vài trường hợp tự động khỏi như hiện tượng chỉ do thay đổi trong cơ thể người mẹ (ho ở tháng thứ 3 – thứ 4 của thai kỳ). Những trường hợp như vậy, việc điều trị ho chỉ là điều trị triệu chứng bằng một số biện pháp dân gian hay tây y.
Nếu mới bắt đầu ho, BS. Vinh khuyến cáo người bệnh có thể tự chữa tại nhà. Một số phương pháp dân gian như: dùng trà gừng, tỏi, tắc chưng đường phèn/mật ong hoặc sử dụng thêm nghệ, rau diếp cá, giá đỗ và tần dày lá.
Tuy nhiên, khi thai phụ ho kéo dài hơn 3 tuần; hoặc ho với cường độ quá mạnh kèm các triệu chứng nguy hiểm khác như sốt cao, lạnh run; đau thắt ngực, khó thở, nôn ói thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ đặc biệt là thuốc kháng sinh.
Xây dựng thói quen để hạn chế bệnh ho kéo dài
Theo BS. Vinh, câu nói phòng bệnh hơn chữa bệnh trở nên thiết thực hơn bao giờ hết với mẹ bầu. Nhất là để phòng ngừa tình trạng ho kéo dài. Do vậy, bạn cần phải chú ý tăng cường đề kháng cho bản thân để bảo vệ cả mẹ lẫn con. Trong quá trình ăn uống cần xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Uống đủ nước và tập thể dục cường độ nhẹ nhàng nhưng đều đặn.
Nên khám thai định kỳ hay ngay khi có bất cứ dấu hiệu gì khác lạ bất thường. Cuối cùng, phụ nữ có thai nên đặt giấc ngủ lên hàng đầu bởi ngủ không đủ giấc cũng dễ làm sức đề kháng yếu và dễ nhiễm bệnh trong quá trình mang thai.
Bên cạnh đó, việc chích ngừa đầy đủ trước khi có ý định mang thai cũng góp phần tạo ra một thai kỳ yên ổn và mạnh khỏe. Các vắc xin như vắc xin ngừa bệnh cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan siêu vi,… là rất cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý các mũi tiêm này chỉ nên tiêm trước khi có thai tối thiểu 1 tháng. An toàn nhất là nên tiêm trước khi có thai 3 tháng.
Ngoài ra, một số người có bệnh nền như hen suyễn cũng nên chích ngừa. Đặc biệt là điều trị bệnh đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh trường hợp hen xấu lên trong thai kỳ.
Trái cây trị ho cho bà bầu
Cam: Sau khi rửa sạch cam, bạn dùng đũa khoét 1 lỗ nhỏ ở giữa rồi cho vào 1 chút muối. Tiếp đến, cho cam vào lò nướng trong 15 phút. Có thể ăn ngay khi cam vừa lấy ra khỏi lò hoặc hãm trong ấm trà.
Tắc: Lấy 5 – 7 quả tắc rửa sạch, cắt đôi, bỏ hạt rồi xếp vào đĩa cùng 3 – 4 muỗng đường phèn. Chưng cách thủy vòng 30 phút. Để tăng thêm tác dụng, bạn có thể chưng cùng mật ong.
Lê: Gọt sạch vỏ 1 quả lê và cắt thành các miếng nhỏ vừa ăn. Tiếp đến, trộn đều lê với 2 muỗng cà phê đường phèn và đem hấp cách thủy trong 20 phút. Dùng mỗi ngày 1 – 2 quả cho đến khi triệu chứng thuyên giảm.
Khế: Lấy khoảng 500g quả khế chua, đem ngâm rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt. Sau đó cho thêm chút muối vào khuấy đều lên. Uống nước khế chua giúp giảm ho hiệu quả.
Tiếp Thị Gia Đình