Hố đen vũ trụ bị mắc nghẹn khi nuốt sao

Hố đen vũ trụ to gấp một triệu lần Mặt Trời đã bị mắc nghẹn khi nuốt một ngôi sao và phải nhả bớt ra một phần, theo trang Independent (Anh)

Các nhà khoa học đã theo dõi một ngôi sao có kích thước tương đương Mặt Trời và nhận thấy nó bị hút vào một hố đen vũ trụ vào tháng 12–2014. Nhóm nghiên cứu tiếp tục quan sát đến cuối tháng 11–2015 thì phát hiện một cột sáng thoát ra từ hố đen.

Lúc đầu, các nhà khoa học đã loại trừ giả thiết nguồn phát sáng chính là một đĩa vật chất được bồi thêm, hiện tượng hay gặp khi một ngôi sao bị nuốt. Sau đó, họ xác định được cột sáng phát ra từ hố đen vũ trụ thuộc về ngôi sao bị hút vào.

Ho-den-vu-tru-Hinh-anh-2

Hố đen vũ trụ bị mắc nghẹn khi nuốt sao. Hình ảnh: Internet

Sjoert van Velzen, người đứng đầu nghiên cứu cho biết đây là một hiện tượng rất hiếm khi xảy ra. Lần đầu tiên, các nhà khoa học quan sát được từ quá trình nuốt chửng một ngôi sao cho đến khi phóng cột sáng ra khỏi hố đen vũ trụ. Họ đã theo dõi cột sáng hình nón này trong nhiều tháng qua.

Hố đen vũ trụ đang được quan sát thuộc về một thiên hà cách Trái Đất khoảng 300 triệu năm ánh sáng. Mặc dù không phải là hố đen siêu lớn bên ngoài rìa các thiên hà khổng lồ, song kích thước của nó cũng đủ để nuốt một ngôi sao tương đương với Mặt Trời.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua