Hiệp định thương mại TPP sắp được thông qua

Sau nhiều năm đàm phán, đại diện phía Mỹ và 11 quốc gia khác đang cố gắng thống nhất những điều kiện cuối cùng của một hiệp định thương mại tự do có khả năng xoay chuyển nền kinh tế toàn cầu

Phóng viên báo chí và đại biểu các đoàn đàm phán tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị – Ảnh: TTXVN 

Hiệp định TPP là gì?

Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (The Trans-Pacific Partnership), hay còn gọi là TPP, nếu được thông qua sẽ khiến các khoản thuế quan được cắt bớt, dẫn đến giá xuất – nhập khẩu hàng hóa giảm xuống thấp hơn và mở cửa thị trường châu Á – Thái Bình Dương cho các công ty vốn đầu tư Mỹ.

Những nước tham gia bao gồm: Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam – chiếm tổng cộng 40% nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh lớn thứ nhất và thứ 3 thế giới là Mỹ và Nhật lãnh trọng trách chủ trì các phiên đàm phán. Trung Quốc, nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, lại không tham gia hiệp định TPP và các nước tham gia đặt hy vọng vào khả năng hiệp định sẽ phần nào giảm bớt sức ảnh hưởng của Trung Quốc lên thương mại toàn cầu.

Tổng thống Obama phát biểu rằng hiệp định TPP sẽ thúc đẩy các công ty Mỹ đầu tư phát triển quy mô, tăng tính cạnh tranh, giải quyết vấn đề thiếu việc làm và đóng góp thêm hàng tỷ USD cho nền kinh tế thế giới. NIKE cho rằng công ty này có thể tạo công ăn việc làm cho thêm 10.000 người nếu hiệp định TPP được thông qua.

Tình hình đàm phán tính đến hiện tại

Vòng đám phán gần đây nhất đã diễn ra từ thứ 4, do đại diện thương mại phía Mỹ − ông Michael Froman chủ trì, nhưng kết quả vẫn còn chưa rõ ràng.
Thông qua hiệp định thương mại tự do TPP là mục tiêu mà tổng thống Obama đã dồn hết tâm sức kể từ những ngày đầu nhiệm kỳ của ông. Bất cứ thỏa thuận nào giữa Mỹ và các nước còn lại đều phải được quốc hội tán thành.

Một vấn đề khúc mắc còn gây tranh cãi đó là khoảng thời gian các công ty dược được phép kiểm soát thông tin về loại thuốc họ đang phát triển. Mỹ đang đàm phán một khoảng thời gian dài hơn trong khi các nước khác như Úc lại không đồng ý. Các công ty dược cho rằng khoảng thời gian được kiểm soát độc quyền sáng chế càng dài, họ càng có động lực để đầu tư phát triển các phương thuốc chữa bệnh. Nhưng thời gian độc quyền dài cũng đồng nghĩa với số lượng thuốc giá thành thấp được sản xuất sẽ giảm đi. Khả năng đàm phán thành công của khúc mắc này có thể nắm chìa khóa dẫn đến thống nhất hiệp định TPP.

Về phía Mỹ

Đầu năm nay, quốc hội đã thông qua đạo luật cho phép tổng thống Obama được quyền hành pháp nhanh chóng (fast track), nhằm mở rộng đường cho ông kết thúc các vòng đám phán hiệp định TPP nhưng vấp phải sự phản đối từ nhiều phía.

Đảng Dân Chủ các nghiệp đoàn, dẫn đầu bở AFL-CIO, cho rằng hiệp định này có thể gây hại đến người lao động Mỹ vì các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội ở thị trường nước ngoài. Người dân đang đòi hỏi các chi tiết đàm phán được đưa ra trước công chúng, một số văn bản sơ thảo mật đã bị rò rỉ trên trang web Wikileaks. Những ứng viên tổng thống Mỹ năm 2016 cũng cho rằng hiệp định TPP sẽ lợi bất cập hại cho phía Mỹ. Theo lời tỷ phú Donald Trump, hiệp định này “chẳng có tác dụng gì chống lại sự thâu tóm quyền lực đồng tiền của Nhật Bản” và là một “thương vụ cầm chắc thất bại”.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua