Hết mình với cuộc vui ngày Tết nhờ bia không cồn

Khi ngày càng có nhiều người theo đuổi lối sống lành mạnh, làm chủ bản thân thì bia rượu truyền thống sẽ dần mất đi ưu thế. Thay vào đó là sự lên ngôi của các chế phẩm không cồn.

Bia không chứa cồn giúp bạn thoả sức tận hưởng những cuộc vui ngày Tết. Ảnh: Shutterstock

Bia không cồn là gì nhỉ?

Bia không cồn là loại bia không chứa hoặc chứa rất ít cồn. Nồng độ cồn trong sản phẩm này thường không quá 0,5% cồn theo thể tích (ABV). Một số thương hiệu tuyên bố họ sản xuất loại bia dán nhãn 0,0% ABV. Người ta hay gọi vui là bia chay cũng vì điều này. Quá trình sản xuất bia không cồn cũng tương tự như bia truyền thống. Chỉ khác ở chỗ sau khi lên men, bia không cồn phải trải qua quá trình đun sôi để cồn bay hơi bớt, từ đó tạo thành bia không cồn.

Bia không cồn ngày càng được ưa chuộng

Theo tờ The Economist (Anh), bia không cồn trở nên phổ biến trong khoảng thời gian Mỹ ban hành lệnh cấm buôn bán đồ uống có cồn từ năm 1920 – 1933. Quốc gia này giới hạn nồng độ cồn tất cả đồ uống ở mức 0,5%.

Đầu thế kỉ 21, Trung Đông là khu vực chiếm 1/3 tổng doanh số bán hàng của bia không cồn trên toàn thế giới. Lý do cho lượng tiêu thụ bùng nổ này là vì bia không cồn đáp ứng các quy định về tôn giáo. Nó cho phép người dân uống nhiều bia mà không sợ say xỉn.

Cùng với sự gia tăng nhận thức về tác hại của rượu bia, mọi người có xu hướng lựa chọn bia không cồn nhiều hơn. Năm 2009, bia không cồn du nhập vào Nhật Bản – một quốc gia với tỷ lệ dân số già cao và luôn đặt sức khỏe lên hàng đầu.

Tương tự tại Việt Nam, nhu cầu sống lành mạnh, cân bằng đã nhen nhóm trong những năm trở lại đây với nhiều phong trào. Tiêu biểu phải kể đến xu hướng ăn sạch sống xanh, sử dụng đồ uống không cồn.

Lợi ích của bia không cồn

Giảm thiểu lượng calo nạp vào cơ thể

Khảo sát từ FreeBeer chỉ ra hàm lượng calo trung bình trong bia không cồn thấp hơn tới 44% so với bia thường. Lý do là bởi calo trong bia hình thành từ cồn, protein và carbohydrate. Vì thế, đúng như tên gọi của mình, bia không cồn chứa rất ít cồn nên nó sẽ có hàm lượng calo thấp.

Hạn chế hiện tượng say xỉn

Một người cảm thấy say khi nồng độ cồn trong máu đạt mức 0.04–0.06% (BAC). Nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy cơ thể xử lý chất cồn trong bia 0,5% ABV ngay khi bạn uống. Nên BAC không thể đạt tới mức độ đó dù bạn uống mấy ly liên tiếp.

>> Xem thêm: Rượu, bia và các loại đồ uống có cồn khác ảnh hưởng đến da như thế nào?

Cẩn trọng

  • Phụ nữ mang thai không nên uống bia, kể cả là bia không cồn.
  • Hội Sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo uống rượu khi mang thai là nguyên nhân hàng đầu gây dị tật bẩm sinh. Và mặc dù bia không cồn có một lượng cồn rất thấp. Thì cũng không nên tiêu thụ nó khi mang thai.
  • Đừng uống bia không cồn thay nước.
  • Dù không cao như bia thường nhưng bia không cồn vẫn chứa một lượng calo nhất định. Vì thế sẽ thật tai hại nếu bạn uống bia không cồn quá nhiều, thậm chí uống thay nước. Ngoài ra, đường trong bia không cồn có thể khiến răng bạn bị sâu.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua