Hạn chế dùng thuốc chứa hydroxyzine để bảo vệ tim

Hoạt chất hydroxyzine được dùng trong điều trị chứng lo âu, viêm mũi vận mạch, nổi mề đay... tuy nhiên, thuốc chứa chất này có nguy cơ ảnh hưởng đến nhịp tim

Cục quản lý dược, Bộ Y tế vừa gửi cảnh báo đến các cơ sở y tế rằng thuốc chứa hydroxyzine có nguy cơ ảnh hưởng đến nhịp tim nên chỉ sử dụng ở liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất. Tránh dùng thuốc này ở người già và người có nguy cơ rối loạn nhịp tim. Người trưởng thành không nên sử dụng quá 100mg và trẻ dưới 40kg chỉ được dùng ở mức 2mg/ kg nặng.

Rối loạn nhịp tim là gì?

Tim giống như một chiếc bơm, có nhiệm vụ hút và đẩy máu tới các cơ quan của cơ thể. Chiếc bơm này được chỉ đạo bởi một trung tâm tạo nhịp gọi là nút xoang, từ trung tâm này dòng điện được phát ra và dẫn truyền tới các bộ phận của tim (gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất).

Tại trung tâm này, mỗi phút (trong trạng thái nghỉ ngơi, ở người bình thường) phát ra từ 60−70 xung động đều đặn (tương đương 60−70 nhịp). Các xung động này được dẫn truyền qua hệ thống dẫn truyền và cuối cùng đến các sợi cơ tim, làm cho tim luôn hoạt động theo sự chỉ đạo này.

Khi rối loạn bất kỳ một khâu nào (rối loạn ở khâu nút xoang hoặc rối loạn ở khâu dẫn truyền và rối loạn ở phần cơ tim), sẽ dẫn tới bệnh lý rối loạn nhịp tim.

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim

− Nhịp tim nhanh: Điều này nói đến nhịp tim lúc nghỉ ngơi >100 nhịp/phút.

− Nhịp tim chậm: Điều này nói đến nhịp tim lúc nghỉ ngơi <60 nhịp/phút.

Không phải tất cả nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm có nghĩa là có bệnh tim, ví dụ: khi luyện tập thể thao nhịp tim nhanh để cung cấp máu giàu ô-xy nhiều hơn nữa tới các mô.

Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua