Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa
Như vậy, trong hai ngày gần đây, giá vàng trong nước đặc biệt giảm sâu. Hôm qua, ngày 15–7, vàng đã có 13 lần điều chỉnh giá xuống. Từ lúc mở cửa giao dịch, giá vàng miếng SJC từ mức 33,94 triệu đồng/lượng giảm còn 33,73 triệu đồng/lượng vào cuối ngày. Mức giảm tổng cộng 270.000 đồng/lượng.
Sáng 17–6, giá vàng giảm hơn 300.000 đồng/lượng so với chiều hôm qua. Đến 15 giờ, sau nhiều lần điều chỉnh giá xuống, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC công bố giá sát mức 32,87 triệu đồng/lượng, thấp hơn gần cả triệu đồng so với chiều hôm qua.
Hiện tại mỗi ounce vàng quốc tế từ khi mở cửa đến 15 giờ chiều nay chỉ giảm nhỏ giọt, chưa tới 4 đô-la Mỹ, tương đương 30,15 triệu đồng/lượng.
Như vậy khoảng cách giữa giá thế giới quy đổi và trong nước đang ở mức khoảng 2,7 triệu đồng, thay vì mức cao gần 4 triệu đồng của những tuần trước đó. Các chuyên gia vàng bày tỏ rằng động thái này cho thấy Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ đưa giá vàng trong nước về gần với thực tế.
Vì sao giá vàng giảm sâu?
Theo các chuyên gia vàng, trong ba ngày vừa qua, giá thế giới luôn trong xu hướng đi xuống do lo ngại việc Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ nâng lãi suất lên trong thời gian tới. Do đó, các nhà đầu tư trong nước sợ giá sẽ rớt tiếp nên đã có động thái bán vàng ra, lượng bán áp đảo lượng mua vào. Ngoài ra, nguyên nhân còn do chênh lệch giá vàng trong nước – thế giới quá cao và diễn ra trong suốt khoảng thời gian dài. Do đó, động thái giảm nhanh giá trong nước cũng là cách giúp thu hẹp độ chênh với quốc tế. Những yếu tố này đã ảnh hưởng đến giá vàng.
Quan sát trên thị trường, số lượng người đem vàng đi cầm tại các tiệm vàng tăng khá mạnh vì hiện các tiệm vàng cho cầm đến 70–80%, thậm chí 90% giá trị.
Theo các chuyên gia phân tích trong ngắn hạn, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm, có thể chạm mức 1.100 đô-la Mỹ/ounce. Do đó, người dân muốn đầu tư, lướt sóng vào vàng thời điểm này nên cân nhắc.
Tiếp Thị Gia Đình