Theo đó, giai đoạn đầu của cuộc thử nghiệm dùng vật liệu nano chẩn đoán ung thư, các nhà khoa học dự định sẽ sử dụng thiết bị trên cơ sở magnetite để chẩn đoán khối u não bằng liệu pháp cộng hưởng từ hạt nhân. Sau đó, các nhà khoa học sẽ dùng cách này để chẩn đoán các thể ung thư khác.
Nhóm các nhà khoa học Nga từ Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) và Đại học Quốc gia Nga nghiên cứu Y học mang tên Pirogov (RSMU) đã và đang tiến hành sáng chế thiết bị chẩn đoán nano dành để phát hiện sớm bệnh ung thư từ năm.
Lần đầu tiên, họ đã thành công trong việc tạo ra một loại thuốc có kích thước trung bình 40 nanomet, trong đó có chứa magnetite phủ một lớp polymer sinh học. Các phần tử nano magnetite có thể thấy rõ trên ảnh chụp MRI, tạo điều kiện cho bác sĩ phát hiện khối u khi còn ở giai đoạn sơ khởi. Không giống với những phương tiện hiện dùng, magnetite không độc hại cho cơ thể mà giá thành lại rẻ hơn nhiều so với những chất tương phản khác.
Ông Aleksandr Mazhuga, trưởng phòng thí nghiệm Vật liệu nano Y – Sinh, Đại học Tổng hợp quốc gia nghiên cứu công nghệ Moskva (MISiS), người đứng đầu nhóm nghiên cứu dùng vật liệu nano chẩn đoán ung thư, cho biết hiện tại nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu thiết bị dựa trên cơ sở các phần tử magnetite phủ polymer sinh học, có chứa thuốc chống ung thư. Ông cho rằng các nhà khoa học đã sáng chế ra công nghệ độc nhất vô nhị trên thế giới, cho phép phóng thuốc vào đúng những tế bào ung thư đã xác định.
Trong tương lai, công nghệ này sẽ được sử dụng để chuyển tải thuốc vào các tế bào khối u. Magnetite bao phủ chất định hướng đặc biệt, cảm nhận thụ thể trên bề mặt của tế bào ung thư. Sau đó, nó sẽ thâm nhập vào bên trong tế bào bệnh và nhờ vậy thuốc sẽ chỉ phát huy tác dụng trong tế bào độc của khối u mà không gây hại gì cho các tế bào lành cũng như toàn bộ cơ thể.
Cuộc thử nghiệm dùng vật liệu nano chẩn đoán ung thư vào năm 2018 sẽ mở ra kỷ nguyên mới về khái niệm phát hiện và điều trị tế bào ung thư bằng vật liệu đặc biệt.
Bài: Uyên Đoàn
Tiếp Thị Gia Đình
Bạn có những clip nóng về tin thời sự, tin hay về các trào lưu mới trong xã hội, hay câu chuyện tâm sự cảm động? Hãy gửi bài về cộng tác cùng Tiếp Thị Gia Đình. Xem chi tiết tại đây
Các bài được chọn đăng tải sẽ có nhuận bút. Bạn nhớ để lại email và địa chỉ liên hệ để Ban biên tập TTGĐ có thể liên hệ với bạn trả nhuận bút được nhanh chóng và chính xác.