Theo một báo cáo đăng trên tạp chí American Journal of Tropical Medicine and Hygiene tuần trước, hai người Trung Quốc từng nhập viện với triệu chứng đau đầu và các biểu hiện thần kinh nguy hiểm vì… ăn rết sống!
Bệnh nhân đầu tiên là một phụ nữ 78 tuổi. Tháng 11–2012, bà đến bệnh viện vì đau đầu; uể oải và có dấu hiệu suy giảm nhận thức. Vài tuần sau, một người đàn ông 46 tuổi cũng đến bệnh viện với cơn đau đầu; kéo dài hơn 20 ngày. Cả hai đều bị cứng vùng cổ – một trong những dấu hiệu cho thấy; nguy cơ bệnh nhân đã bị viêm màng não. Kết quả chụp CT cho thấy nhiều điểm bất thường trong não người phụ nữ; và một nốt sần trong lá phổi bên phải của người đàn ông.
Qua tìm hiểu, cả hai bệnh nhân cho biết họ đã ăn rết sống; mua từ một khu chợ ở Quảng Châu, Trung Quốc. Kết quả các xét nghiệm xác định; hai bệnh nhân nhiễm giun phổi chuột, hay còn gọi là Angiostrongylus cantonensis; ký sinh trùng gây ra một dạng viêm màng não.
Ký sinh trùng này thường sinh trưởng ở chuột; chứ không phải ở người. “Khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể người; rất khó để xác định vị trí của chúng. Chúng có thể đi vào não và ở lại đó. Khi giun phổi chuột đến trú ở não; bệnh nhân sẽ bị viêm màng não eosinophilic; (tình trạng viêm nhiễm của lớp màng mỏng bao quanh tủy sống và não)”; bác sĩ Heather Stockdale Walden; bộ phận nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Florida Mỹ, cho biết.
Con người thường bị nhiễm ký sinh trùng khi ăn phải thực vật; và thịt của động vật đã bị nhiễm ký sinh. Trước giờ, phổ biến nhất trong số đó vẫn là các loài thân mềm; như ốc sên, sên (không vỏ) và các con vật thuộc họ kỳ nhông. Rết, tuy nguy hiểm; nhưng lại không bị xếp vào các động vật dễ bị nhiễm ký sinh. Lâu nay, rết vẫn được sử dụng; trong nhiều bài thuốc dân gian và y học cổ truyền ở châu Á.
Để chứng thực kết quả trên, các nhà nghiên cứu; đã kiểm tra những con rết sống; được mua từ khu chợ mà hai bệnh nhân đã mua. Theo đó, họ tìm thấy ấu trùng giun phổi chuột trong những con rết này; với mật độ trung bình 56 ấu trùng/con. Nhờ phát hiện này; các nhà nghiên cứu đủ cơ sở khẳng định việc ăn những con rết; có thể dẫn đến nhiễm ký sinh trùng Angiostrongylus cantonensis.
Hơn 140 loài động vật thân mềm; gồm ốc sên, sên (không vỏ) và thậm chí ếch, cá… đều là những vật chủ trung gian tiềm năng; của ký sinh trùng này. Và đúng như tên gọi của nó; chuột thường là vật chủ đầu tiên.
Sau khi được chuột ăn vào; giun ký sinh sẽ đi từ ruột vào máu; sau đó đến não. Tại đây, chúng sinh trưởng và phát triển; rồi tiếp tục di chuyển ngược xuống động mạch phổi; nơi những con giun trưởng thành được tìm thấy. Một con giun cái trưởng thành có thể đẻ 15.000 trứng/ngày.
Chuột thường ho ra những con giun rồi nuốt lại chúng. Lúc này, những con giun đi vào đường tiêu hóa của chuột; và ra ngoài theo phân chuột. Khi các loài ốc sên, sên… tiếp xúc với phân chuột; chu kỳ ký sinh của giun bắt đầu trở lại.
Ở người, ký sinh trùng này không thể tồn tại lâu. Hầu hết các dạng nhiễm giun; đều được cơ thể xử lý và đào thải. Nhưng trong một số trường hợp; nhiễm giun có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng; thậm chí tử vong.
Các ký sinh trùng này cũng có thể di chuyển đến mắt; gây ra nhiễm ký sinh Angiostrongylus ở mắt. Tình trạng này nguy hiểm đến mức; đôi khi bác sĩ buộc phải chỉ định phẫu thuật để loại bỏ. Giun phổi chuột dễ lây sang người từ động vật trung gian; nhưng khả năng lây giữa người với người gần như không có.
Các ca nhiễm ký sinh trùng từ nguồn nước và thức ăn; được ghi nhận nhiều nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân vì người dân chuộng ăn các món sống; mà không đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh. Không ít người vẫn tin vào các bài thuốc dân gian dùng côn trùng và động vật sống như rắn, rết, bò cạp, thằn lằn… để chữa bệnh.
Trở lại với hai bệnh nhân nhập viện vì ăn rết sống; sau 15 ngày tích cực điều trị bằng thuốc chống ký sinh trùng và steroid, cả hai đã phục hồi khá tốt.
Triệu chứng của nhiễm giun phổi chuột
Triệu chứng Angiostrongylus cantonensis có sự khác biệt ở người lớn và trẻ em. Thông thường, khi bị nhiễm giun phổi chuột, người lớn thường bị nhức đầu dai dẳng, kèm theo buồn nôn, ói mửa và tê cứng vùng cổ. Trong khi đó, trẻ em thường buồn nôn và ói mửa nhiều hơn, tình trạng đau đầu không quá nghiêm trọng”, bác sĩ Walden cho biết.
Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình