Drew Gilpin Faust: “Tôi luôn làm được nhiều hơn điều tôi có thể nghĩ”

Trong lịch sử 371 năm tồn tại của Đại học Harvard, ngôi trường danh giá hàng đầu thế giới, Drew Gilpin Faust là người phụ nữ đầu tiên giữ chức hiệu trưởng trường

Ngày 1/7/2018 này, Drew Gilpin Faust sẽ kết thúc nhiệm kỳ làm hiệu trưởng tại Đại học Harvard. Càng gần đến ngày bà rời khỏi cương vị hiện tại; người ta lại càng nhớ nhiều hơn những ấn tượng của nữ hiệu trưởng đầu tiên của Harvard. Năm 2007, trong buổi nhậm chức hiệu trưởng; Faust đã ngay lập tức trở thành tiêu điểm với phát biểu: “Đừng gọi tôi là nữ hiệu trưởng trường Harvard. Tôi là hiệu trưởng trường Harvard”.

Drew Gilpin Faust thắc mắc: Tại sao mọi người lại nhìn nhận một vị hiệu trưởng chỉ bởi giới tính của họ? Với câu nói này, Faust đã khẳng định rằng phụ nữ hoàn toàn bình đẳng với nam giới; đặc biệt là trong công việc.

Drew Gilpin Faust hinh anh 1

Trong lịch sử 371 năm của Harvard, Drew Gilpin Faust là hiệu trưởng nữ đầu tiên của thánh đường học thuật này.

Drew Gilpin Faust: Cô bé nổi loạn

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo tại hạt Clarke, bang Virginia; Drew Gilpin Faust luôn là cô bé nổi loạn; muốn chống lại các định kiến. Từ bé cá tính nổi loạn của Drew Gilpin Faust đã bộc lộ rất rõ. Thuở ấy, Faust luôn trốn mẹ không học khâu vá mà chạy đi cho bò; ngựa ăn như bọn con trai. Năm 9 tuổi, qua radio, cô bé Drew Gilpin của nhà Faust biết rằng tại Virginia vấn đề phân biệt chủng tộc đang nóng hơn bao giờ hết.

Thế là Faust lén bố mẹ viết thư đề nghị Tổng thống Eisenhower giải quyết xung đột: “Thưa Tổng thống kính mến; cháu là người da trắng; năm nay 9 tuổi và có nhiều suy nghĩ về chuyện phân biệt chủng tộc. Đến bây giờ, cháu mới để ý thấy toàn bộ học sinh trường tiểu học của cháu là người da trắng. Cháu biết điều này không ngẫu nhiên. Nếu cháu bôi đen mặt mình thì sẽ chẳng một trường công nào cho cháu vào học; tuy rằng cháu chẳng có thay đổi gì ngoài màu da”.

Bức thư viết ngày 2/12/1957 ấy đã trở thành hạt giống đầu tiên của bản năng chống đối các tập tục và định kiến trong Drew Gilpin Faust. Không chỉ lén bố mẹ viết thư; tuổi thơ của Faust; như trong ký ức của bà; là “những cuộc đối đầu dai dẳng” với mẹ ruột “về cái mà mẹ tôi thường gọi là sự nữ tính”. Mẹ bà là người phụ nữ suốt đời nội trợ; luôn dạy con gái sống an phận.

Drew Gilpin Faust hinh anh 2

Drew Gilpin Faust không phải là “người Harvard”, bà chưa gắn bó lâu với ngôi trường như nhiều hiệu trưởng khác.

Thế giới này của ai?

Mẹ bà từng nhiều lần dặn dò con gái: “Con ơi, con phải biết đây là thế giới của đàn ông. Con phải nhớ điều đó và cuộc đời con sẽ thoải mái hơn”. Cô bé Drew Gilpin Faust chưa bao giờ tin tưởng lời răn dạy ấy. Bà bảo: “Từ khi mẹ nói ra câu đó; tôi đã dành cả cuộc đời mình để chứng minh mẹ không đúng… Mẹ tôi qua đời năm 1966. Tiếc rằng bà không còn sống để xem tôi làm cho người ta “đau đầu” như thế nào”.

Và quả thế, bằng những nỗ lực tuyệt vời; giáo sư Drew Gilpin Faust đã thay đổi phần nào quan điểm của thế giới về vai trò của phụ nữ. Trở thành hiệu trưởng của “thánh đường” học thuật thế giới; Drew Gilpin Faust luôn quan tâm đến việc phổ cập giáo dục cho phái yếu. Giáo dục sẽ góp phần thay đổi thế giới. Drew Gilpin Faust cho rằng: Thế giới không thuộc về đàn ông hay đàn bà. Thế giới thuộc về loài người. Đàn ông, đàn bà sẻ chia và cùng kiến tạo nên thế giới.

Đam mê học thuật

Faust rời khỏi vòng tay bảo bọc của gia đình từ khá sớm. Lên trung học, cô nữ sinh Drew Gilpin đã khăn gói quả mướp dọn vào ký túc xá của trường. Tiếp đó, cô ghi danh vào Học viện dự bị Concord Academy (Massachusetts); rồi tốt nghiệp ngành lịch sử tại Học viện nữ Bryn Mawr. Bryn Mawr là chiếc nôi đào tạo nhiều nhà lãnh đạo cho nước Mỹ. Đây là bước ngoặt với Faust.

“Từ khi học dự bị, em gái tôi đã bắt đầu đi con đường riêng”; anh trai của Faust hồi tưởng. “Tôi cảm thấy em rất hiểu con đường mình sẽ đi. Con bé luôn bừng bừng khí thế muốn làm được một điều gì đó”. Mới đầu, Faust rất muốn theo học đại học Princeton, nơi bố cô, hai chú và nhiều anh họ từng theo học; nhưng ước vọng không thành, chỉ vì giữa thập niên 1960 Princeton không nhận nữ sinh.

Tại Bryn Mawr College, Faust đặc biệt yêu thích lịch sử. Năm 1968, cô sinh viên 21 tuổi Drew Gilpin Faust tốt nghiệp Học viện nổi danh này với thành tích xuất sắc. Những năm sau đó; cuộc đời Drew Gilpin Faust gắn liền với môi trường học thuật. Sau trường Cao đẳng, bà làm nghiên cứu sinh tại Đại học Pennsylvania và lấy bằng tiến sĩ sử học, chuyên ngành văn minh châu Mỹ vào năm năm 1975. Bà ở lại trường giảng dạy 25 năm.

Trong khoảng thời gian giảng dạy tại ngôi trường này; Drew Gilpin Faust tái hôn với giáo sư Sử học hàng đầu nước Mỹ, Charles Rosenberg. Họ có với nhau cô con gái Jessica; người sau này tốt nghiệp Harvard và làm việc tại thời báo The New Yorker.

Phong cách lãnh đạo chan hòa

Năm 2000, giáo sư sử học Faust về làm việc tại Viện Nghiên cứu cấp cao Radcliffe Institute for Advanced Study, trực thuộc Harvard. Trên cương vị mới, bà đề ra những chính sách cải cách không khoan nhượng. Drew Gilpin Faust bắt đầu giảm chi tiêu hành chính; giảm 1/4 biên chế, mời nhiều học giả có uy tín trong phong trào nữ quyền làm cán bộ nghiên cứu.

Những thay đổi đó đem lại sức sống mới cho viện; biến Radcliffe Institute for Advanced Study thành cơ quan nghiên cứu quốc tế có tiếng. Từ đó tên tuổi Faust bắt đầu được chú ý tại Harvard. Phong cách lãnh đạo của Faust là chan hòa với mọi người; khéo léo tranh thủ sự hợp tác của những cộng sự để tạo nên thành quả tốt nhất. Bà cho rằng, biết lắng nghe và thấu hiểu là hai điều không thể thiếu đối với một nhà lãnh đạo. Judith Rodin, Chủ tịch Quỹ Rockefeller; cho rằng Faust luôn biết cách “kết hợp vô cùng khéo léo trình độ học thuật lỗi lạc với năng lực quản lý siêu phàm”.

Chỗ đậu xe tốt của cuộc đời

Ngày được bổ nhiệm làm hiệu trưởng Harvard; không ít người cho rằng Faust được cử làm lãnh đạo chủ yếu vì bà là nữ. Nhưng Ủy ban tuyển chọn hiệu trưởng Harvard tuyên bố: giới tính không phải là nhân tố chủ yếu nhất khiến họ chọn Faust; điều quan trọng là tính cách và phong cách quản lý của bà.

Faust hòa nhã điềm đạm, có tài cân bằng ý kiến các bên; khác hẳn người tiền nhiệm. Faust vừa nhậm chức được hơn một năm thì khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra. Tài sản của Harvard giảm 11 tỷ USD; khiến việc chi tiêu phải thắt chặt. Tuy nhiên, trên cương vị hiệu trưởng; nữ giáo sư sử học đã mở rộng hỗ trợ tài chính; giúp đỡ sinh viên theo học tại Harvard.

Faust luôn khiến mọi người nể phục và truyền cảm hứng bởi quá trình cống hiến bền bỉ của mình. Bà tuyên bố: “Tôi mong rằng việc bổ nhiệm tôi có thể tượng trưng cho sự mở đầu những cơ hội thậm chí thế hệ trước không thể tưởng tượng nổi”. Hiệu trưởng trường Harvard cho rằng; cuộc đời cũng như hành trình tìm chỗ đậu xe mỗi khi chúng ta ngồi sau ghế lái: “Đừng đỗ xe cách nơi bạn muốn đến tới 6 tòa nhà vì sợ không thể tìm được chỗ đậu tốt hơn. Cứ đi tới những nơi bạn muốn tới; nếu không được, bạn vẫn có thể quay lại”.

Vừa lãnh đạo ngôi trường danh tiếng hàng đầu thế giới; vừa chu toàn cho gia đình, không phải Drew Gilpin Faust không áp lực. Nhưng bà luôn biết cách cân bằng mọi thứ, và thực hiện mọi điều bằng quyết tâm đáng nể, như chính lời bà từng tâm sự: Tôi luôn làm được nhiều hơn tôi nghĩ.

Bài: HÀ ANH

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua