Lại một nghệ sĩ tài năng qua đời vì đột quỵ khi tắm khuya: nghệ sĩ hài Anh Vũ. Anh ra đi ở tuổi 47 tại quận Cam, California, Mỹ) tối 31–3 (theo giờ địa phương). Nguyên nhân được gia đình tiết lộ là do anh đi diễn về; tắm khuya dẫn đến đột quỵ và ra đi lúc nào không ai biết. Trước nghệ sĩ Anh Vũ, đã có khá nhiều người nổi tiếng ra đi vì đột quỵ, có liên quan tới việc tắm khuya.
Hẳn nhiều bạn vẫn còn nhớ sự ra đi đầy bất ngờ của diễn viên Thanh Phương; ca sĩ Trần Nguyên – cựu thành viên nhóm nhạc AXN; hay vlogger được nhiều người yêu mến Toàn Shinoda. Họ đều qua đời ở tuổi còn rất trẻ, với nguyên nhân liên quan đến tắm khuya.
Bất cứ ai đều có nguy cơ đột quỵ nếu tắm quá khuya. Trên thực tế, do bận rộn, làm việc về nhà trễ nên nhiều người thường có thói quen tắm khuya. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc tắm khuya; kể cả khi tắm bằng nước nóng tiềm ẩn nhiều nguy hại, thậm chí gây đột quỵ, đột tử.
Vì sao tắm khuya nguy hiểm?
Nghiên cứu cho thấy, các trường hợp tử vong khi tắm xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân gây ra những cái chết bất ngờ này thường là cơn đột quỵ; cơn đau tim hoặc ngừng tim trong hoặc ngay sau khi tắm.
Mahesa Paranadipa, bác sĩ từ Hiệp hội bác sĩ Indonesia ví việc ta tắm khuya “giống như rót nước lạnh vào chiếc ly nóng và chiếc ly sẽ vỡ”. Về đêm, nhiệt độ cơ thể tăng lên. Khi chúng ta tắm vào lúc này, tiếp xúc với nước lạnh sẽ khiến cơ thể sốc nhiệt.
Nước lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, ngăn lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng như tim và não. Đó có thể là nguyên nhân gây nên các cơn đau tim hoặc đột quỵ.
Tuy nhiên ở mức độ nhiễm lạnh nhiều và quá đột ngột, không có sự điều chỉnh kịp thời sẽ gây ra bệnh lý ở nhiều mức độ khác nhau. Đặc biệt, ở người có bệnh lý cao huyết áp, đái tháo đường, khi bị nhiễm lạnh đột ngột thường khi tắm có thể gây cơn cao huyết áp, gây đột quỵ. Không chỉ vậy, việc để tóc ướt khi đi ngủ có thể gây ra các cơn đau đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ của bạn. Nếu lặp đi lặp lại nhiều lần như vậy có thể dẫn đến bệnh đau đầu mãn tính.
Theo vị bác sĩ này, nước lạnh cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của chúng ta. Nếu bạn từng cảm thấy đau đầu, cảm lạnh sau khi tắm đêm; bạn đã phải trải nghiệm những tác hại của thói quen không tốt này rồi đấy!
Tắm đúng để giảm nguy cơ
Vì những tác hại nguy hiểm trên, bạn không nên tắm quá khuya, nhất là sau 11 giờ. Thời điểm tắm tốt nhất nên là buổi sáng. Nếu là buổi tối, bạn nên tắm trước 20 giờ. Điều này rất quan trọng với người đang mắc các bệnh như tim mạch, huyết áp; mỡ máu và những trường hợp người có sức khỏe yếu kém, trẻ em, thai phụ, người say rượu bia.
Bên cạnh đó, khi tắm, dù sáng hay tối, bạn phải tuân thủ việc tắm một cách tuần tự, không vội vã. Điều này rất quan trọng để tránh những sự cố sức khỏe có thể xảy ra khi tắm và khi tắm đêm.
Theo đó, bạn không làm ướt đầu và tóc trước, đặc biệt là đột ngột xả vòi hoa sen hay dội lượng nước lớn từ trên đầu xuống cho thỏa cơn nóng bức. Nó khiến cơ thể buộc phải điều chỉnh nhiệt độ quá nhanh; tạo ra áp lực và có thể gây vỡ các động mạch hoặc mao mạch.
Cách tắm đúng là làm ướt từ chân lên đầu với một lượng nước ít; một cách nhẹ nhàng trước khi dội nước; xả nước để hoàn tất việc tắm gội.
Khi tắm gội xong, tránh để gió lùa như không hong sấy tóc dưới quạt quá mạnh. Với những người có cơ địa yếu nên dùng máy sấy tóc sấy khô tóc và sấy ấm vùng gáy. Không tắm khi quá đói hay mới ăn no.
Bên cạnh đó, bạn cũng không nên tắm quá lâu. Tiến sĩ Gary Goldenberg, New York, Mỹ khuyến nghị hầu hết mọi người chỉ nên tắm tối đa 10 phút với nước ấm. Tắm lâu không chỉ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng; nó còn lấy đi nhan sắc của bạn, khiến da trở nên khô và dễ bị kích ứng. Những trường hợp đặc biệt như trẻ em, thai phụ, người cao tuổi; người say rượu bia, đi làm mệt mỏi, người bệnh mạn tính; phụ nữ “ngày đèn đỏ”, tuyệt đối không nên tắm sau 22h.
Nguyên tắc cơ bản phòng tránh đột quỵ khi tắm: tránh lạnh đột ngột, không tắm nơi có gió lùa, tránh tắm quá khuya. Đặc biệt khi tắm không dội xối ngay nước từ trên đầu mà cần dội từ dưới lên để cơ thể quen dần. Dội xối nước bắt đầu từ bàn chân, tiếp lên gối, lên bụng; lên vai ngực và cuối cùng mới tới đầu.
Bài: XOA NGUYỄN
Tiếp Thị Gia Đình