Vụ “đổi 100USD, bị phạt 90 triệu đồng”: Đúng quy định pháp luật, nhưng chưa thuận tình

Được người thân cho tờ 100 USD, anh Rê ở Cần Thơ mang ra tiệm vàng đổi thì bị lực lượng chức năng lập biên bản, ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 90 triệu đồng

Anh Cà Rê, một thợ điện ở Cần Thơ; mang tờ 100 USD đến tiệm vàng Thảo Lực (phường Cái Khế, thành phố Cần Thơ) để đổi. Tờ tiền này do người thân ở Mỹ của anh Rê gửi cho.

Sau khi đổi tiền, anh Rê nhận số tiền gần 2,3 triệu đồng thì bị lực lượng chức năng kiểm tra; lập biên bản và tạm giữ số tiền trên. Tiệm vàng anh Rê đổi ngoại tệ cũng bị xử phạt hành chính số tiền 180 triệu đồng; về hành vi Mua ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Anh Rê đồng thời cũng bị tịch thu gần 2,3 triệu đồng tiền vừa đổi.

Anh Cà Rê (ảnh) đang xin miễn nộp phạt số tiền 90 triệu đồng, vì không có tiền.

Vụ việc đổi 100USD, bị phạt 90 triệu đồng đang khiến dư luận bàn tán

Theo Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, trên lãnh thổ Việt Nam; mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo không được thực hiện bằng ngoại hối; trừ các giao dịch với tổ chức tín dụng hoặc thanh toán qua trung gian gồm thu hộ; uỷ thác, đại lý. Do đó, hành động đổi tiền tại tiệm vàng của anh Cà Rê; được xem là vi phạm pháp luật. Áp theo khung xử phạt hành chính; theo Nghị định 96/2014, mức phạt từ 80 đến 100 triệu đồng.

Tuy nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng việc xử phạt vụ đổi 100USD, bị phạt 90 triệu đồng này “chưa thuận tình”. Với những người không nắm chắc về luật; như anh Rê, theo đánh giá của các luật sư; sẽ rất khó để biết “cách xử lý thế nào là đúng luật với tờ 100 USD”.

Đổi 100USD, bị phạt 90 triệu đồng đang là sự kiện oái ăm nhưng khiến nhiều người giật mình.

Quy định mua bán, trao đổi ngoại tệ tại Việt Nam

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng (TCTD) được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ. Bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích: Học tập, chữa bệnh, đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt; tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại TCTD được phép. Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt; thuộc mạng lưới hoạt động của TCTD; được phép phù hợp với quy định của pháp luật. Riêng bán ngoại tệ còn được thực hiện tại các Đại lý đổi ngoại tệ của TCTD được phép.

Về nguyên tắc, loại ngoại tệ cá nhân được mua là đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến. Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến; TCTD được phép thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác. Hạn mức mua ngoại tệ của cá nhân là công dân Việt Nam cho các mục đích nêu trên là 100USD (2,3 triệu đồng)/1 người/1 ngày; hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 ngày.

TCTD được phép thực hiện nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân; có trách nhiệm thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt (hoặc cập nhật danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt trong trường hợp có thay đổi); cho NHNN và trên trang tin điện tử của TCTD được phép. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra hoạt động mua; bán ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng với cá nhân. Trách nhiệm của TCTD được phép và cá nhân trong việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt.

Cá nhân có trách nhiệm xuất trình đầy đủ các chứng từ, giấy tờ cần thiết theo quy định của TCTD được phép và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình. Đồng thời, sử dụng ngoại tệ tiền mặt được mua đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua