Nhóm nghiên cứu đứng đầu là tiến sỹ Mark Kasevich đã chứng minh được một đám mây nguyên tử rubidium có thể tồn tại ở hai trạng thái xếp chồng, nói cách khác nó bị lượng tử hóa. Công bố này vừa đăng trên tạp chí Nature, Mỹ.
Trạng thái lượng tử thường chỉ xảy ra trong các hạt nguyên tử như electron. Khi đó, có thể tồn tại hai trạng thái lượng tử tại cùng một thời điểm với khoảng cách nhỏ như một nguyên tử. Vĩ mô hơn, thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ cho thấy có thể tạo ra trạng thái lượng tử ở khoảng cách 54cm.
Để thực hiện thí nghiệm này, các nhà khoa học đã sử dụng kỹ thuật giao thoa nguyên tử xung ánh sáng để phát hiện các nguyên tử thông qua phổ laser. Họ tạo ra một đám mây từ 10.000 nguyên tử rubidium ở dạng ngưng tụ Bose – Einstein có đường kính vài mm. Họ dùng tia laser bắn vào đám mây, đưa nó lên độ cao 10m. Ở độ cao này, đám mây tạo ra hai trạng thái trong vài giây trước khi rơi xuống. Hai trạng thái được phát hiện cách xa nhau 54cm. Điều này kéo dài trong vòng 1 giây trước khi tia laser đưa chúng trở lại là một.
Các nhà nghiên cứu cho biết, kết quả này đã đưa hiện tượng xếp chồng lượng tử lên cấp độ vi mô, mở ra khả năng có thể thực hiện kỹ thuật dịch chuyển tức thời trong tương lai.
Nói cách khác, sự xếp chồng lượng tử có thể đem đến cuộc cách mạng trong truyền tải thông tin. Ví dụ: hiện nay các máy tính sử dụng đơn vị thông tin bit thông thường hoặc nhị phân 1 hoặc 0. Nếu phát triển thành công máy tính lượng tử, một đơn vị lượng tử có thể phân ra ba trạng thái tại cùng một thời điểm thì sẽ cho phép máy tính đạt tốc độ tính toàn nhanh hơn hiện nay gấp nhiều lần.
Trạng thái lượng tử mà tại đó, vật chất có thể xuất hiện ở hai nơi tại cùng một thời điểm có thể giúp gửi dữ liệu, một đối tượng hữu hình hoặc thậm chí con người đến một địa điểm cách xa nhiều km mà không cần bất cứ liên kết vật lý nào. Trong tương lai, con người sẽ có khả năng dịch chuyển tức thời, điều tưởng chừng chỉ có trong phim khoa học giả tưởng.
Tiếp Thị Gia Đình