Vi khuẩn E.coli gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy
Tại bang Washington, số người bị nhiễm khuẩn E.coli đã tăng từ 19 lên 25 người. Trong khi đó, tại bang Oregon, số người bị nhiễm khuẩn đã tăng từ 3 lên 12 người ở trong và xung quanh thành phố Portland.
Theo Cơ quan Y tế bang Oregon, những người bị nhiễm E.coli thường bị đau bụng và tiêu chảy từ 1 đến 10 ngày và phần lớn trong số họ có thể tự khỏi bệnh trong vòng một tuần. Tuy nhiên, ở một số trường hợp hiếm thấy, trẻ em và người già khi bị nhiễm vi khuẩn này có thể bị biến chứng sang suy thận.
Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) công bố báo cáo cho biết tính trung bình, mỗi năm ở nước này có 24 vụ ngộ độc thực phẩm lớn, mặc dù những vụ ngộ độc này chỉ chiếm 3% trong tổng số những dịch bệnh được báo cáo nhưng lại khiến cho 11% người Mỹ nhiễm bệnh, 34% trong số họ phải nhập viện và 56% người Mỹ tử vong. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu vẫn là hai loại vi khuẩn E.coli và Listeria.
Nguyên nhân lây nhiễm vi khuẩn E. coli
Trong số các chủng E.coli, chỉ một số loại gây tiêu chảy, trong đó nghiêm trọng nhất là chúng O157:H7. Một số nguồn lây nhiềm e.coli gồm:
– Thực phẩm ô nhiễm: các loại thực phẩm tươi sống như thịt, rau, sữa… từ các nông trại không đảm bảo an toàn có thể lây nhiễm vi khuẩn E. coli khi sử dụng.
– Nước bị ô nhiễm: nguồn nước có thể bị nhiễm khuẩn E.coli từ phân người và động vật. Nếu sử dụng nguồn nước này mà chưa qua xử lý, bạn có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
– Vệ sinh cá nhân: vi khuẩn E.coli có thể dễ dàng lây nhiễm từ người sang người, đặc biệt là khi người lớn bị nhiễm và trẻ em không rửa tay đúng cách.
Sử dụng thực phẩm đã qua chế biến cẩn thận và rửa tay thường xuyên giúp giảm nguy cơ nhiễm E.coli
Phòng chống lây nhiễm E.coli cho bạn và gia đình
– Không ăn các loại thịt tái, nấu thịt cho đến khi không còn màu hồng ở trung tâm.
– Sử dụng các sản phẩm sữa, nước trái cây, rượu trái cây đã qua tiệt trùng.
– Rửa sạch nguyên liệu trước khi sử dụng, đặc biệt là các loại rau xanh.
– Rửa dụng cụ bằng nước xà phòng nóng trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống.
– Giữ thực phẩm sống riêng biệt, đặc biệt là thịt và các loại rau, trái cây.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi nấu ăn, thay tã hoặc sử dụng toilet.
– Nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi dùng toilet hoặc tiếp xúc với động vật.
Tiếp Thị Gia Đình