Cẩn thận với những căn bệnh dị ứng thường mắc phải trong thời tiết giao mùa

Thời tiết, độ ẩm không khí thay đổi thất thường tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển và góp phần gây nên các căn bệnh dị ứng

Ảnh: Shutterstock

Thời tiết nồm ẩm và nhiệt độ thấp là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn/nấm phát triển mạnh. Chúng sẽ xâm nhập vào da và gây ngứa ngáy, mẩn đỏ hoặc các vấn đề về da khác. Bên cạnh 2 điều kiện lý tưởng trên, việc mồ hôi tiết ra nhiều trong các đợt gió mùa cũng làm da bị kích ứng và dẫn đến nấm phát triển nhanh chóng. Dưới đây là 5 dạng dị ứng khi thời tiết giao mùa khá phổ biến!

Ghẻ

Thời tiết ẩm ướt và hay có mưa thường gây ra khá nhiều bệnh và ghẻ là một điển hình. Nếu không được phát hiện chữa kịp thời, ghẻ sẽ có biến chứng nhiễm trùng thành những mụn mủ rất khó chữa trị dứt điểm. Nguyên nhân gây bệnh là do các ký sinh trùng Sarcoptes Scabies. Chúng sẽ xâm nhập và làm tổn thương da. Từ đó hình thành nên mụn nước và thường xuất hiện trên kẽ ngón tay hoặc vết hằn trên cơ thể.

Cách chữa trị

Chú ý vệ sinh cá nhân và giữ cơ thể luôn sạch sẽ. Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và giặt giũ chăn màn 1 tuần/lần. Sau khi đi mưa về, bạn hãy lau khô người, tóc.

Chàm

Thời tiết chuyển đổi đột ngột cũng ảnh hưởng đến làn da và giảm khả năng giữ ẩm. Khi bề mặt da bị tác động sẽ làm chúng ta có cảm giác ngứa ngáy và tạo thành những mảng chàm trên toàn thân. Các vết đỏ này có thể trở nên phồng rộp và thường ảnh hưởng đến bàn chân, tay hoặc cẳng chân.

Cách chữa trị

Để tránh mắc dị ứng khi thời tiết giao mùa, điều quan trọng là phải mặc quần áo nhẹ và thoải mái. Nếu không chịu nổi cảm giác ngứa, bạn có thể bôi dầu dừa để giảm bớt triệu chứng này.

Phát ban

Viêm da dị ứng hoặc nổi mề đay có thể xảy ra khi da tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc bệnh phát ban cũng thường tăng lên khi các đợt gió mùa bắt đầu. Bởi thời tiết ẩm ướt dễ khiến các hạt phấn vỡ ra. Từ đó, giải phóng các chất gây dị ứng phấn hoa vào không khí và làm bùng phát các triệu chứng dị ứng trên da.

Cách chữa trị

Phần lớn các cơn nổi mẩn ngứa dị ứng khi thời tiết giao mùa này thường không nghiêm trọng và có thể tự hết. Để giảm thiểu sự lây lan của các chất gây dị ứng, bạn nên tránh xa các chậu cây trong nhà và vật nuôi. Bên cạnh đó, bạn đừng quên giữ cho ngôi nhà được sạch sẽ.

Nấm móng chân

Trong những ngày mưa bão, việc giữ bàn chân khô thoáng là điều không đơn giản. Nếu thường hay tiếp xúc với nước mưa hoặc mang giày ẩm quá lâu, đôi chân của bạn sẽ gặp phải hiện tượng nấm. Biểu hiện của căn bệnh dị ứng khi thời tiết giao mùa này là móng chân đổi màu, nức nẻ; hoặc cảm giác ngứa bàn chân và bong tróc da.

Cách chữa trị

Để ngăn chặn tình trạng nấm chân, bạn có thể sử dụng bột chuyên dụng và kem chống nấm. Bạn cũng nên rửa chân đúng cách sau khi từ bên ngoài về nhà. Đừng quên việc thay tất và giày thường xuyên vì nó có thể giúp bạn phòng tránh bệnh dị ứng khi thời tiết giao mùa.

Hắc lào

Bệnh hắc lào hay còn gọi là bệnh nấm da và hay gặp ở các nước nhiệt đới nóng ẩm. Triệu chứng của bệnh là những đốm da tròn, đổi màu và rất ngứa. Nếu không điều trị kỹ, căn bệnh dị ứng khi thời tiết giao mùa này sẽ gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cách chữa trị

Đối với các trường hợp nhẹ, có thể sử dụng kem, thuốc mỡ bôi da hoặc bột trị nấm. Lưu ý không gãi hoặc cọ xát ở những vùng bị nhiễm bệnh. Ngoài ta, vì bệnh có thể lây nhiễm nên bạn hãy tránh dùng chung đồ với người khác, giữ gìn vệ sinh và mặc quần áo khô thoáng.

Trường hợp nghiêm trọng hơn cần đi khám và uống thuốc kê đơn.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua