Từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, đeo khẩu trang bỗng trở thành thói quen với nhiều người. Song trước đó, giá trị và công dụng của nó từng bị một bộ phận nghi ngờ. Cùng TTGĐ tìm hiểu thêm dưới góc nhìn khoa học về chiếc khẩu trang nhỏ bé.
Đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus ra cộng đồng
Đây có lẽ là chủ đề mà bạn đã nghe những người xung quanh tranh cãi rất nhiều. Các nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra Covid-19 lây lan trong không gian không đủ thông gió. Do tính chất siêu vi, nó được xem như một căn bệnh về đường hô hấp.
Chúng ta nên đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19. Khi không thể duy trì giãn cách xã hội, việc đeo khẩu trang là vô cùng cần thiết. Chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh xác định rằng: Phần lớn đợt bùng phát dịch ban đầu bắt nguồn từ người không có triệu chứng. Họ vô tình lây bệnh cho cộng đồng vì chưa biết bản thân mang bệnh.
Việc đeo khẩu trang có bảo vệ bạn 100% khỏi mầm bệnh?
Tạp chí nghiên cứu The Lancet khẳng định, khẩu trang ngăn bạn hít phải những giọt bắn mang mầm bệnh. Nguy cơ mắc bệnh do các hạt truyền nhiễm trong không khí giảm xuống còn khoảng 3% nếu bạn đứng cách xa người khác khi đeo khẩu trang. Nguy cơ sẽ giảm hơn nữa nếu giãn cách đủ 2 mét. Tại Mỹ, lập trường của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) về khẩu trang ngày càng rõ ràng. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tầm quan trọng của nó. CDC gần đây khuyến khích cộng đồng sử dụng khẩu trang đúng cách. Có lẽ chuyện bắt nguồn từ việc hai nhà tạo mẫu tóc bị nhiễm bệnh phục vụ cho 60 khách hàng. Đáng nói là trong số đó có nhiều khách hàng không lây nhiễm vì đã đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, khẩu trang không phải “vũ khí tối thượng” bảo vệ bạn khỏi virus. Loại khẩu trang tốt nhất trên thị trường hiện tại là N95. Không chỉ ngăn chặn các giọt bắn, nó còn lọc bụi mịn trong không khí một cách hiệu quả nhờ cấu tạo bịt kín quanh mặt. Khẩu trang y tế dùng một lần và khẩu trang vải thông thường dĩ nhiên không được “xịn” như vậy do thiết kế khác. Đặc biệt, khẩu trang y tế lại kém thân thiện với môi trường do tính chất dùng 1 lần rồi bỏ.
Các phương pháp như rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn thường xuyên, giữ khoảng cách an toàn hay bảo vệ mắt… cũng góp phần bảo vệ bản khỏi mầm bệnh.
Nên lưu tâm đến chất liệu của khẩu trang
Mục đích chính của việc đeo khẩu trang là để bảo vệ những người xung quanh bạn. Nếu được sử dụng đúng cách, khẩu trang sẽ phát huy những công dụng tuyệt vời. Khẩu trang N95 có thể lọc được các hạt bụi siêu nhỏ, vi khuẩn và virus. Khẩu trang y tế bảo vệ bạn khỏi giọt bắn, vi khuẩn từ môi trường và các hạt bụi có kích cỡ lớn hơn. Khẩu trang bằng vải cũng khá ổn. Đặc biệt là chất liệu lụa có khả năng ngăn chặn mầm bệnh tốt. Khẩu trang làm từ Polypropylene tạo điện tích trên bề mặt, từ đó thu giữ các giọt bắn gây bệnh ở bên ngoài.
Rõ ràng, chất liệu dệt của mặt nạ càng chặt chẽ thì chất lượng của chúng càng cao. Các quan chức CDC chia sẻ: “Nhiều lớp vải có số lượng sợi cao hơn chứng tỏ hiệu suất vượt trội so với các lớp vải đơn lẻ có số lượng sợi thấp”.
Nên hay không đeo hai chiếc khẩu trang cùng lúc?
Đây có vẻ là băn khoăn của rất nhiều người. Nếu đủ khéo léo, bạn hoàn toàn có thể đeo hai chiếc khẩu trang chồng lên nhau. Miễn là lớp trên phải khít với lớp dưới. CDC cho thấy hai người cùng “nhân đôi” lớp khẩu trang làm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus tới 96%. Cho dù là loại khẩu trang nào, điều quan trọng là bạn nên tạo một lớp kín trên khuôn mặt. Khẩu trang không vừa vặn có thể làm rò rỉ hơi thở và các giọt bắn lây bệnh. Tham khảo hướng dẫn điều chỉnh quai khẩu trang sao cho vừa vặn từ UNC Health.
Khi sử dụng phương tiện công cộng hoặc ở không gian thông gió kém với những người lạ mặt trong khoảng thờn gian dài; bạn nên cân nhắc đeo hai lớp khẩu trang. Theo CDC, đeo khẩu trang y tế bên trong khẩu trang vải sẽ tốt hơn. Điều này là không cần thiết nếu khẩu trang vải đã được may sẵn lớp lọc. Nên nhớ, không đeo hai lớp mặt nạ phòng độc, cũng như khẩu trang N95 hặc K95 vì chúng được thiết kế với độ ôm sát vừa vặn. Việc đeo hai lớp khẩu trang này chỉ làm lãng phí tiền bạc mà thôi.
Tiếp Thị Gia Đình