Đề xuất nâng tuổi trẻ em Việt Nam từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động − Thương binh − Xã hội Đào Hồng Lan đã giải thích về đề xuất nâng tuổi trẻ em Việt Nam từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi

Một điểm mới trong nội dung Tờ trình Luật Bảo vệ, Chăm sóc trẻ và Giáo dục trẻ em (sửa đổi) được trình Quốc hội xem xét trong ngày hôm nay (12−11) là: Tuổi trẻ em Việt Nam sẽ được nâng lên, từ dưới 16 lên dưới 18 tuổi. Do đó, dân số trẻ em sẽ tăng lên từ 26 triệu đến 30,4 triệu người. Thứ trưởng Bộ Lao động − Thương binh − Xã hội Đào Hồng Lan đã giải thích rõ hơn về đề xuất này và đánh giá những tác động của đề xuất nâng tuổi trẻ em đến hệ thống pháp luật cũng như hệ thống an sinh xã hội Việt Nam.

CĂN CỨ ĐỀ XUẤT NÂNG TUỔI TRẺ EM TỪ DƯỚI 16 LÊN DƯỚI 18

20151112_tieudiem_nang do tuoi tre em viet nam 3

Theo bà Đào Hồng Lan, quy định nâng tuổi trẻ em Việt Nam thêm hai tuổi dựa trên nhiều căn cứ thực tiễn.

Thứ nhất là, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em mà Việt Nam phê chuẩn cách đây 25 năm có quy định: “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi”.

Thứ hai, đề xuất này dựa trên thực tế tuổi trẻ em ở các quốc gia khác trong khu vực. Khảo sát của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam cho thấy: Châu Á chỉ có Việt Nam, Myanmar, Singapore còn quy định tuổi của trẻ em thấp hơn 16. Campuchia và Lào đã quy định tuổi trẻ em dưới 18 tuổi. Myanmar đang sửa đổi Luật Trẻ em theo hướng nâng độ tuổi trẻ em lên 18 tuổi.

Thứ ba, từ năm 2010, Việt Nam đã ra khỏi danh sách các nước nghèo, tiềm lực kinh tế và phát triển xã hội đã khá hơn. Vì vậy, việc mở rộng phạm vi bảo đảm quyền và các chính sách trợ giúp đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là trọng tâm của tiến bộ xã hội.

Trong khi đó, Ủy ban về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc cũng khuyến nghị Việt Nam nâng độ tuổi trẻ em lên dưới 18 tuổi. Do vậy, việc sửa đổi độ tuổi của trẻ em không ảnh hưởng tới các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

ĐỀ XUẤT NÂNG TUỔI TRẺ EM CÓ ẢNH HƯỞNG THẾ NÀO ĐẾN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM?

20151112_tieudiem_de xuat nang tuoi tre em 4

Đánh giá về ảnh hưởng của đề xuất tới hệ thống pháp luật Việt Nam, Thứ trưởng Đào Hồng Lan cho biết: Việc nâng độ tuổi trẻ em đến dưới 18 nhằm bảo đảm sự thống nhất về trẻ em và người chưa thành niên trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Điều này củng cố tính thống nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam về ngưỡng tuổi trưởng thành đầy đủ (chưa thành niên và thành niên).

Chẳng hạn như, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính đều quy định người dưới 18 tuổi không hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi giống như người thành niên và người chưa thành niên. Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đều quy định ngưỡng tuổi thành niên và chưa thành niên là 18 tuổi.

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỀ XUÂT NÀY ĐẾN HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI VÀ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC DÀNH CHO TRẺ EM

20151112_tieudiem_nang tuoi tre em viet nam 1

Khi được hỏi liệu đề xuất nâng độ tuổi trẻ em Việt Nam đến dưới 18 tuổi có làm tăng áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho nhóm trẻ em, bà Lan khẳng định: Việc tăng độ tuổi trẻ em tất yếu làm tăng thêm tỉ lệ trẻ em trong cơ cấu dân số. Tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng lớn đến hệ thống chính sách và nguồn ngân sách cho y tế, giáo dục, văn hóa, trợ giúp xã hội hiện nay. Hầu hết các chính sách cho người chưa thành niên đều đã được quy định cụ thể theo căn cứ độ tuổi và bậc học. Trong đó, tuổi 18 cũng được xem như một ngưỡng tuổi để căn cứ điều chỉnh.

Chẳng hạn như, Nhà nước đang áp dụng chính sách hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, không thu học phí ở bậc tiểu học, hay trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự từ tuổi 14, nhưng được hưởng sự bảo vệ đặc biệt cho trẻ em trong quá trình tố tụng cho đến khi 18 tuổi…

Thứ trưởng Bộ Lao động − Thương binh − Xã hội cho biết thêm, để tránh áp lực gia tăng ngân sách khi luật được ban hành, dự thảo quy định chính sách nhà nước được thực hiện có lộ trình từng bước gia tăng mức độ đầu tư, mở rộng dần đối tượng, độ tuổi để trẻ em và căn cứ vào mức độ phát triển kinh tế − xã hội đối với các chính sách đảm bảo các quyền của trẻ em. 

Tiếp Thị Gia Đình

 

Đừng bỏ qua