Đề phòng viêm khớp dạng thấp khi ngồi làm việc quá lâu

Trong những ngày làm việc tại nhà vì giãn cách xã hội, chúng ta có xu hướng ngồi nhiều hơn, ít di chuyển. Điều này càng gia tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp

bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp ở đối tượng làm việc văn phòng, ít vận động. Ảnh: Shutterstock

Bất kỳ khớp nào trên cơ thể chúng ta đều có thể bị viêm. Tùy thuộc vào vị trí bị bệnh mà có các thuật ngữ trong y học như viêm khớp gối, viêm khớp háng, viêm khớp vai, viêm khớp ngón tay, ngón chân… Bệnh viêm khớp dạng thấp rất thường gặp ở đối tượng văn phòng, những người ngồi bàn máy tính liên tục trong thời gian dài.

Trong những ngày làm việc tại nhà vì giãn cách xã hội, chúng ta có xu hướng ngồi nhiều hơn, ít di chuyển. Điều này càng gia tăng nguy cơ viêm khớp và xuất hiện các đơn đau đột ngột. Mặc dù bạn có thể dùng một số thuốc giảm đau thông dụng để xoa dịu cơn đau khớp nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài.

Dấu hiệu của bệnh viêm khớp dạng thấp

Bệnh viêm khớp dạng thấp thường tiến triển một cách âm ỉ trong giai đoạn đầu. Chủ yếu hình thành cho thói quen vận động sai cách. Khi sang đến giai đoạn tiến triển, các triệu chứng sẽ bộc lộ nhiều hơn.

Các khớp bị viêm đau nhiều, thường là khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay hay khớp các ngón tay chân… Bạn có thể bị đau nhức khớp dữ dội cả ngày lẫn đêm nếu bị viêm khớp nặng. Ngoài ra, khớp bị viêm thường có biểu hiện bị cứng, khó cử động. Triệu chứng rõ nét nhất là sau khi ngủ dậy. Bạn cũng sẽ thấy đau mỗi khi ấn nhẹ lên các khớp.

Ngoài ra, bạn đừng lơ là những tiếng kêu lạ phát ra từ khớp khi cử động. Đây cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp. Khi bị viêm, lượng chất dịch bôi trơn khớp bị giảm sút; cùng với đó lớp sụn bảo vệ khớp cũng bị hao mòn đáng kể. Chính vì vậy, các đầu xương có sự cọ sát vào nhau mỗi khi cử động làm phát ra tiếng kêu “lục cục”, “lạo xạo” tại khớp bị tổn thương.

>>Xem thêm: Bạn có đang mắc phải căn bệnh giả gút?

Khi bị viêm khớp nặng, hệ thống sụn xương và dây chằng bị hư hại nghiêm trọng khiến cho khớp bị biến dạng. Đầu xương có thể lệch hẳn ra ngoài gây khó khăn, đau cho người bệnh mỗi khi vận động.

Bên cạnh các triệu chứng trên, người bị viêm khớp có thể gặp các dấu hiệu toàn thân như sốt, mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung trong công việc…

Tùy thuộc vào vị trí bị bệnh mà có các thuật ngữ trong y học như viêm khớp gối, viêm khớp háng, viêm khớp vai, viêm khớp ngón tay, ngón chân… Ảnh: Shutterstock

Phòng bệnh vẫn tốt hơn chữa bệnh

Khuân vác vật nặng quá mức, đứng lâu, ngồi nhiều một chỗ khiến cơ xương khớp bị co cứng, phù nề. Lâu ngày tiến triển thành viêm khớp. Khi làm việc tại nhà hay ở văn phòng, hãy cố gắng di chuyển thường xuyên. Không nên ngồi một chỗ quá 45 phút. Nếu như làm việc ở văn phòng, hãy tích cực đứng lên, di chuyển sang bàn làm việc của đồng nghiệp hay đi đến máy in… Còn làm việc ở nhà, hãy đi lại quanh nhà, vận động nhẹ toàn thân vài phút và trở lại bàn làm việc.

Trong sinh hoạt hàng ngày, hãy duy trì các thói quen tốt. Đó là không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Khi bưng bê một vật nặng, nên sử dụng cả hai tay. Khom lưng xuống và từ từ nâng lên để tránh ảnh hưởng đến xương khớp. Nếu muốn di chuyển vật nặng quá sức, bạn nên nhờ đến máy móc hoặc nhờ người cùng khiêng giúp. Ngoài ra, tắm hoặc ngâm chân với nước nóng mỗi ngày cũng có tác dụng giảm đau; kích thích lưu thông máu đến khớp bị viêm.

>>Xem thêm: Vì sao người Nhật “cuồng” tắm onsen?

Đối với một số người, stress có thể gây bùng phát bệnh viêm khớp dạng thấp. Khi cơ thể có tình trạng viêm (không do nhiễm khuẩn), chúng ta có thể gặp đau khớp cùng với nhiều vấn đề sức khỏe khác vì stress. Stress có thể gây phản ứng viêm trong cơ thể. Nó có thể làm khớp sưng lên và vận động của khớp trở nên ít linh hoạt hơn. Do đó, quản lý căng thẳng là điều nên làm mỗi ngày.

Tập thể dục, thể thao chính là cách đơn giản để phòng ngừa bệnh viêm khớp. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện thể trạng tổng thể mà còn mang lại nhiều lợi ích. Tập yoga hoặc nhảy dây vào buổi sáng là các hoạt động rèn luyện thể chất có lợi cho cơ thể nói chung; và cho các khớp nói riêng. Nếu tập luyện chuyên sâu (tạ, dây kháng lực, đạp xe đạp); bạn cần khởi động nhẹ nhàng để tránh chấn thương khớp.

Bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tăng cường ăn trái cây, rau xanh để bổ sung chất chống oxy hóa, vitamin C & E. Chúng có tác dụng bảo vệ các tế bào trong khớp; làm chậm tiến trình thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, thường xuyên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều axit folic như thịt gia cầm và ngũ cốc các loại. Chất này tham gia vào quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, giảm triệu chứng viêm đau tại khớp. Đặc biệt, bạn cần bổ sung vitamin D và canxi. Hai chất này là nền tảng giúp xương khớp cứng chắc, khỏe mạnh; và có khả năng tái tạo tổn thương nhanh hơn.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua