Dạy trẻ cách xử lý hộp sữa sau khi uống: Một giây hành động, bảo vệ môi trường

Không chỉ là một hành động lịch sự; dạy con cách xử lý hộp sữa đúng sau khi uống, phục vụ cho việc thu gom, tái chế, là cách đơn giản nhất để bạn dạy con bảo vệ môi trường.

Môi trường sống của chúng ta đang quá ô nhiễm. Rác thải ở khắp mọi nơi và không ngừng gia tăng. Ở các trường; phần lớn rác thải là… vỏ hộp sữa. Con chúng ta có thể dễ dàng góp phần bảo vệ môi trường chỉ bằng hành động đơn giản: xử lý hộp sữa đúng cách sau khi uống; để phục vụ cho việc thu gom tái chế của chương trình “Một giây hành động, bảo vệ môi trường”.

“Một giây hành động, bảo vệ môi trường” là tên gọi chương trình thu gom vỏ hộp sữa tại 30 trường mầm non ở TP.HCM do Tetra Pak; nhà cung cấp các giải pháp công nghệ chế biến và đóng gói thực phẩm đến từ Thụy Điển; khởi động. Sau giai đoạn thí điểm này; quy mô chương trình dự kiến sẽ được mở rộng thêm nhiều trường trong khu vực và các tỉnh thành khác.

Với sự hỗ trợ của Đoàn thanh niên thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường; chương trình hướng tới mục tiêu giúp trẻ em hình thành thói quen tốt từ những việc gần gũi và thiết thực hàng ngày để góp phần bảo vệ môi trường.

bao ve moi truong hinh anh 1

Cụ thể; các em sẽ được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa như việc cho ống hút vào trong hộp sau khi uống; làm dẹp; gập nhỏ hộp lại và bỏ vào đúng nơi quy định giúp tiết kiệm diện tích cũng như dễ dàng hơn cho việc thu gom. Vỏ hộp sau khi xử lý sẽ được thu gom định kỳ hàng tuần chuyển về nhà máy tái chế để tái chế thành các sản phẩm hữu ích khác như thùng giấy; tập vở; mái lợp hay thùng rác…

“Nói tới vòng đời của hộp giấy tiệt trùng Tetra Pak; từ khâu chọn nguyên liệu giấy; sản xuất; cho đến khi được đóng hộp hoàn chỉnh tại nhà máy của các nhà sản xuất thực phẩm; đồ uống đều được thực hiện trong một chu trình bền vững với môi trường,” ông Jeffrey Fielkow, Giám đốc Điều hành công ty Tetra Pak Việt Nam cho biết. “Tuy nhiên chúng tôi không dừng ở đó. Mong muốn của chúng tôi là sau khi được sử dụng; vỏ hộp giấy sẽ được thu gom và tái chế trọn vẹn thành những sản phẩm hữu ích khác; theo mô hình kinh tế tuần hoàn.”

bao ve moi truong hinh anh 2Nền kinh tế tuần hoàn là một khái niệm được hiểu thông qua một chu trình sản xuất khép kín; nguyên liệu và các chất thải được tái sử dụng hay tái chế trở thành nguyên liệu cho sản xuất; từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường; bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Nhằm hướng tới mô hình này; Tetra Pak; từ cuối thế kỷ trước; đã đưa ra báo cáo về phát triển bền vững hàng năm nhằm đánh giá những tiến bộ của công ty trong việc thực hiện những mục tiêu về môi trường.

Theo báo cáo năm 2018 của mình; Tetra Pak đã cắt giảm được 13% lượng khí thải nhà kính; mặc dù sản lượng bao bì tăng lên 19%. Công ty hiện cũng đang sử dụng 50% năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo; và với tốc độ này có thể hoàn thành mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2030. Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc tái chế trên toàn cầu. Đơn cử: Tetra Pak đã đóng góp trong việc tái chế tương đương 4 trong số 10 hộp giấy nước giải khát được bán ra. Tetra Pak đã đầu tư 17 triệu Euro vào cơ sở hạ tầng cho việc tái chế và tăng cường hợp tác với 160 công ty tái chế.

bao ve moi truong hinh anh 3Tại thị trường Việt Nam; toàn bộ hộp giấy của Tetra Pak sử dụng nguyên liệu từ nguồn rừng tái sinh được kiểm soát và chứng nhận bởi tổ chức FSC (Hội đồng Bảo vệ Rừng Thế giới). Công ty đang từng bước mở rộng quan hệ đối tác nhằm hỗ trợ và phát triển mạng lưới thu gom vỏ hộp sữa giấy đã qua sử dụng.

Chương trình “Một giây hành động, bảo vệ môi trường” mang lại nhiều ý nghĩa xã hội; trong bối cảnh thực trạng rác thải tại Việt Nam đang không ngừng gia tăng. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia giai đoạn 2011 – 2015; do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường thực hiện; trung bình mỗi người Việt Nam thải ra 1,2kg rác mỗi ngày. Chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP.HCM; khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 8.900 tấn/ngày và 6.739 tấn/ngày; dự kiến tăng 12% mỗi năm.

Xoa Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua