Dạy con thảo luận nhóm theo phương pháp bể cá

Thảo luận nhóm là kỹ năng quan trọng để phát huy tối đa năng lực suy nghĩ, sáng tạo của bé. Kỹ thuật thảo luận bể cá nổi tiếng sẽ hữu ích cho chính bạn khi cần

Thảo luận nhóm là phương pháp hiệu quả giúp con chủ động tiếp cận nguồn kiến thức; nhớ lâu, đồng thời rèn luyện khả năng hợp tác; chia sẻ, tư duy, giao tiếp, phản biện…

Cách vận hành nhóm có vai trò quyết định đến hiệu quả của việc thảo luận nhóm. Kỹ thuật bể cá nổi tiếng giúp việc thảo luận nhóm trở nên tích cực, hiệu quả hơn.

Cách sắp xếp chỗ ngồi cho các thành viên trong nhóm tương tự như việc ta đứng ngoài xem những con cá trong một bể cá cảnh. Theo đó, nhóm được sắp xếp thành hai vòng tròn đồng tâm; gồm nhóm thảo luận ở vòng trong (ví như cá) và nhóm quan sát ở vòng ngoài (ví như bể cá).

Nhiệm vụ của hai nhóm

Nhóm thảo luận được bố trí thành vòng tròn bên trong. Trưởng nhóm đưa ra yêu cầu; sau đó các thành viên bắt đầu thảo luận cùng nhau để tìm ra giải pháp. Các thành viên có quyền nói mọi ý kiến, luận điểm của mình; nhưng cần nói to, rõ. Điều này đảm bảo người ở nhóm quan sát có thể nghe rõ và nắm được nội dung đang thảo luận.

Nhóm quan sát được bố trí bao quanh nhóm thảo luận. Họ lắng nghe và ghi chú nội dung thảo luận; cũng như mọi khía cạnh họ cảm thấy thú vị; hay có vấn đề để đưa ra tranh luận vào cuối buổi. Thành viên ở nhóm này có thể đông hơn nhóm thảo luận.

Vấn đề được gợi ý quan sát thảo luận nhóm bao gồm:

– Cách trình bày ý kiến của người thảo luận (ví dụ, tư thế, giọng điệu, tốc độ nói, nụ cười, giao tiếp bằng mắt, điệu bộ…).

– Từng thành viên thảo luận có những điểm mạnh nào trong việc trình bày ý kiến; và có hành động, câu nói thừa thãi nào không nên có…

– Người thảo luận có nói dễ hiểu không, nên nói thế nào cho dễ hiểu…

– Người thảo luận đưa ra được những luận điểm nào thuyết phục và luận điểm nào chưa thuyết phục?

– Người thảo luận nhóm có lạc đề không?

Trong vòng nhóm thảo luận có thể có một chiếc ghế để trống. Trong quá trình thảo luận; bể cá có thể kín (tức không thay đổi người trong nhóm thảo luận) và cũng có thể mở.

Nếu bể cá mở, một trong các thành viên nhóm quan sát có thể “nhảy” vào chỗ ghế trống; để tham gia vào nhóm thảo luận. Điều này tiếp tục cho đến khi những người quan sát và những người thảo luận thay đổi vai trò với nhau; hoặc khi đã đi đến cùng tận vấn đề.

Một biến thể khác là trưởng nhóm quy định nhóm thảo luận trong thời gian nhất định; chẳng hạn 30 phút hay 60 phút. Hết thời gian này, trưởng nhóm cho dừng thảo luận; và mời những người ở nhóm quan sát đưa ý kiến; suy nghĩ, nhận xét của họ về những gì đã nghe được từ thảo luận nhóm. Trưởng nhóm ghi nhận các ý kiến.

Tùy mức độ đồng ý hay mâu thuẫn của các ý kiến; trưởng nhóm có thể cho thảo luận thêm về ý kiến từ nhóm quan sát; để đi đến giải pháp hoàn hảo hay tóm tắt lại kết quả; và dừng cuộc thảo luận. Biến thể này có thể áp dụng khi nhóm quan sát thiếu tích cực trong suốt quá trình thảo luận.

Ưu và nhược điểm của thảo luận nhóm bể cá

Với hai vòng tròn kèm theo những nhiệm vụ khác nhau; kỹ thuật thảo luận nhóm bể cá thu hút lượng lớn các thành viên tham gia vào cuộc thảo luận. Không chỉ phù hợp cho nhóm; giáo viên hoàn toàn có thể tổ chức thảo luận bể cá cho cả lớp học.

Tham gia thảo luận bể cá, học sinh không chỉ tự động não; cùng các bạn tìm ra giải pháp mà còn giúp rèn luyện nhiều kỹ năng xã hội khác nhau. Tiêu biểu nhất là kỹ năng tập trung, lắng nghe, ghi chú, chia sẻ; phản biện, tranh luận, đánh giá, giao tiếp… với mọi người.

Bên cạnh đó, như các phương pháp thảo luận nhóm khác; kỹ thuật bể cá giúp người học tiếp cận được với nhiều ý tưởng; và quan điểm khác nhau từ các bạn. Suy nghĩ của người học nhờ thế cũng mở rộng hơn; tập quen với việc nhìn vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau.

Loại thảo luận này có thể hoạt động ở mọi lứa tuổi. Nó cũng phù hợp với nhiều chủ đề học tập khác nhau.

Thảo luận nhóm bể cá cũng có vài nhược điểm.

Vấn đề lớn nhất nằm ở nhóm quan sát. Không phải thành viên quan sát nào cũng có xu hướng tham gia tích cực vào quan sát và thảo luận. Kỹ thuật bể cá sẽ khó phát huy được tính tích cực của những thành viên hướng nội; nhút nhát, không dám nói trước đám đông. Họ sẽ “rơi” hết ý kiến, quan điểm khi có quá nhiều ánh mắt đang quan sát, mình. Người điều hành nhóm đòi hỏi phải có sự linh hoạt, khéo léo.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua