5 cách dạy con thành người hiếu thảo

Gần đây, chuyện con cái bất hiếu xảy ra ngày càng nhiều. Đây cũng là lỗ hổng trong việc giáo dục con trẻ

Richard Weissbourd, nhà tâm lý học của Đại học Harvard, khuyến cáo: “Muốn con trẻ biết thông cảm và có đạo đức, bạn cần nuôi dạy chúng theo cách đó, giúp chúng trở nên biết quan tâm, tôn trọng và có trách nhiệm đối với cộng đồng”. Ngày nay, một người con hiếu thảo sẽ biết yêu thương cha mẹ và những người xung quanh. Tình yêu thương này thể hiện qua cách quan tâm, chăm sóc, tôn trọng và sống có trách nhiệm. Để có được điều đó, bạn có thể hướng dẫn con trẻ theo các cách sau đây:

LÀ TẤM GƯƠNG VÀ LÀ NGƯỜI CỐ VẤN ĐÚNG LÚC CHO TRẺ

Trẻ em học các giá trị đạo đức bằng cách quan sát những hành động của người lớn và thông qua tình huống người lớn đối với chúng. Do đó, trước tiên, bạn cần sống trung thực, công bằng. Bạn cho bé thấy mình quan tâm đến những người xung quanh ra sao, chăm sóc cha mẹ mình thế nào?

Để trẻ tôn trọng và tin tưởng bạn như một người cố vấn, bạn cũng cần phải tôn trọng và lắng nghe trẻ. Bạn thường xuyên hỏi con về những tình huống khó xử mà bé đã đối mặt. Bằng cách này, bạn sẽ kịp thời gần gũi, uốn nắn khi trẻ có thái độ sống sai lệch nào đó.

NGHĨ CHO NGƯỜI KHÁC

20150820-day-con-hieu-thao-kid-thinkCon trẻ thường có tâm lý mình là số một. Do đó, bạn hãy dạy con biết cách cân bằng nhu cầu của bản thân với nhu cầu của người khác. Chẳng hạn khi chơi đá bóng, trẻ biết chuyền bóng cho đồng đội ghi bàn.

Bạn dạy con trẻ biết lắng nghe lời khuyên của cha mẹ và luôn yêu cầu con sống có nhân cách, cụ thể như biết tôn trọng lời hứa với người khác, dù những việc thế này đôi lúc làm cho trẻ cảm thấy rất phiền.

Trước khi con nghỉ chơi với một người bạn, bạn khuyến khích trẻ nghĩ cho bạn mình và tự hỏi liệu bản thân trẻ đã là một người bạn tốt hay chưa? Sau đó, bạn giúp con trẻ nhìn ra bản chất sự việc để giải quyết.

QUẢN LÝ CẢM XÚC TIÊU CỰC

20150820-day-con-hieu-thao-stick-angry

Đối với bạn bè, anh chị em, đôi lúc trẻ cũng ghen tỵ, tức giận hoặc có những cảm xúc tiêu cực khác. Bạn nói với bé những cảm giác đó là bình thường, nhưng con cần kiểm soát được nó, không gây nên những hành động đáng tiếc như lớn tiếng, xúc phạm hay đánh nhau.

Ví dụ, khi con giận dữ, con có thể im lặng, hít một hơi thật sâu và thở ra, uống một ngụm nước đợi đến khi có thể bình tĩnh trở lại.

CHO TRẺ CƠ HỘI CHĂM SÓC, GIÚP ĐỠ VÀ BÀY TỎ LÒNG BIẾT ƠN

Girl Holding Flower

Nguyên tắc khi dạy trẻ là hãy lặp đi lặp lại hàng ngày. Đó có thể là việc rót một ly nước cho ông bà hoặc giúp đỡ cha mẹ công việc nhà hay hỗ trợ một việc nào đó trong lớp học. Không chỉ nhắc trẻ làm những việc nhỏ, bạn cần dạy chúng làm thật chu đáo ngay trong những việc đó.

Ví dụ, khi thức dậy, con trẻ xếp chăn, gối sao cho thật ngay ngắn. Ngoài ra, những lúc rảnh rỗi bên con, bạn có thể nhắc nhở trẻ về lòng biết ơn bằng cách hỏi trẻ: “Hôm nay con biết ơn ai? Ai đã giúp đỡ con?”.

Bạn có thể dạy trẻ nhường phần bánh ngon của bé cho người mà bé muốn cảm ơn. Nghiên cứu cho thấy những người có thói quen bày tỏ lòng biết ơn sẽ sống rất có ích, nhân hậu, hào phóng, vị tha và hạnh phúc.

MỞ RỘNG SỰ QUAN TÂM CỦA CON

20150820-day-con-hieu-thao-kid-cry

Hầu hết trẻ con thường chỉ giới hạn sự quan tâm của mình trong vòng tròn gia đình và bạn bè. Bạn hãy giúp bé học cách quan tâm đến một người nào đó bên ngoài vòng tròn này.

Chẳng hạn như một người bạn mới vào lớp học hoặc một bạn thiếu nhi phải đi bán vé số, bán hàng rong. Hãy để con sống chan hòa, thân thiện và quan tâm mọi người.

Mục Chuyên đề đặc biệt – Lễ Vu Lan/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua