Dạy con quản lý cảm xúc bằng cách nào?

Dạy con cách cảm nhận và quản lý tình cảm của chính mình là giúp bé quản lý tốt cuộc đời của mình khi trưởng thành

Nghiên cứu cho thấy những trẻ chống đối, hoặc thậm chí ở người lớn có hành động quá khích, thường có xu hướng thiếu trí tuệ cảm xúc (emotional intelligent – EQ). Theo các nhà khoa học, trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu, sử dụng, điều chỉnh và quản lý cảm xúc. Đây cũng là yếu tố quyết định thành công và hạnh phúc của một người. Làm cha mẹ, bạn có thể giúp con nhận biết và phát triển trí thông minh cảm xúc, như cách đối mặt với những cảm xúc tiêu cực. Từ đó, con trẻ sẽ dễ hòa nhập, thành công trong học tập, trở thành người tốt trong cuộc sống. Và điều quan trọng nhất là con trẻ sẽ biết cách sống hạnh phúc.

CÁC YẾU TỐ CỦA TRÍ TUỆ CẢM XÚC

Phát triển trí tuệ cảm xúc tốt là tiền đề để con trẻ xây dựng các mối quan hệ xã hội, duy trì trạng thái cân bằng tâm lý và phát huy tốt nhất khả năng học tập tại trường. Trí tuệ cảm xúc bao gồm năm khả năng sau:

Tự nhận biết: nhận biết cảm xúc khi chúng xuất hiện và phân biệt các cảm xúc với nhau.

Quản lý tâm trạng: xử lý các cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, từ đó có các phản ứng thích hợp.

20150724-Me-con-Cam-xuc-2815-02

Tự tạo mục đích: tổng hợp các cảm xúc và hướng bản thân đến mục tiêu, vượt qua được những hoài nghi, tính chậm chạp và sự bốc đồng.

Thấu hiểu: nhận biết được cảm xúc của người khác qua lời nói lẫn cử chỉ.

Quản lý các mối quan hệ: quản lý các tương tác giữa mình và mọi người, cụ thể hơn đó là biết cách đàm phán, giải quyết các xung đột.

Khi chưa phát triển cảm xúc toàn diện, con trẻ sẽ ngang ngạnh, chống đối, khó quản lý được các cảm xúc, hành vi tiêu cực của bản thân. Nếu để điều này diễn ra lâu dài và thường xuyên, bé sẽ khó hòa nhập với tập thể, từ đó khó tập trung học tập cũng như trưởng thành về tình cảm sau này.

DẠY CON TRẺ CÁCH NHẬN BIẾT CẢM XÚC CỦA CHÍNH MÌNH

Theo tiến sỹ Jeffery Bernstein, tác giả của cuốn sách 10 ngày để con bớt hư (10 days to a less defiant child), có 3 cách chủ yếu để bạn dạy con nâng cao năng lực trí tuệ cảm xúc:

Cách nhận biết khi bị căng thẳng:

20150724-Me-con-Cam-xuc-2815-03

Bạn chia sẻ với con cảm giác của chính bạn khi bạn đang căng thẳng, hỏi con có bị cảm giác đó hay không. Bạn cũng có thể hỏi những câu hỏi như: “Cơ thể con cảm thấy thế nào khi con căng thẳng? Con có cảm giác như bụng mình thắt lại, các cơ bắp nhức mỏi? Tay con có nắm chặt lại không? Con có thở gấp không?”. Hãy dạy con các cảm giác cụ thể của cơ thể để giúp con trẻ nhận biết tình trạng bị căng thẳng và tìm cách giải tỏa.

Tìm cách phản ứng với căng thẳng:

????????????????????????????????????????

Nếu con thường kích động khi căng thẳng, bạn hãy chỉ cho bé những việc có thể làm để xoa dịu cảm xúc và thư giãn như nghe nhạc, đi dạo hay hít thở sâu. Hoặc nếu con có xu hướng bị trầm cảm khi căng thẳng, bạn hướng con đến với những hoạt động nhảy múa, đọc truyện cười hay chơi thể thao, thậm chí giúp con có thú nuôi hay bạn bè, để con nhận được sự quan tâm và âu yếm.

Khuyến khích con tự tìm ra cách thức phù hợp với mình:

20150724-Me-con-Cam-xuc-2815-01
Cách tốt nhất để giảm căng thẳng nhanh chóng là kích thích một hay nhiều giác quan bằng hình ảnh, âm thanh, mùi, vị và xúc giác. Mỗi người phản ứng khác nhau với các yếu tố từ bên ngoài này. Vì thế, bạn cần cùng con tìm ra yếu tố giúp mình làm dịu cảm xúc hiệu quả nhất. Nếu con hưởng ứng tốt với hình ảnh, con sẽ giảm được stress bằng cách nhìn những hình ảnh tươi sáng xung quanh.

Ảnh mang tính chất minh họa

Mục Mẹ và con – Tâm lý/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua