Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ. Đây là bệnh lý thường gặp đối với tất cả mọi người và ở mọi lứa tuổi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra; thường bắt đầu xảy ra vào mùa xuân – hè và kéo dài đến cuối thu; khi thời tiết chuyển từ nắng nóng sang mưa rào.
Bệnh này thường lành tính, có thể tự khỏi trong khoảng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, bệnh có khả năng lây lan trong cộng đồng và tạo thành dịch bệnh. Chia sẻ dưới đây của bác sĩ chuyên khoa mắt Trần Thị Bảo Ngọc; sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về bệnh, đồng thời có cách điều trị và phòng tránh hiệu quả.
Virus là nguyên nhân phổ biến của đau mắt đỏ
Viêm kết mạc là tình trạng viêm nhiễm lớp màng trong suố;t ở trên bề mặt nhãn cầu (tròng trắng) và mặt trong mi mắt. Bệnh lý xuất hiện là do 3 nguyên nhân: virus, vi khuẩn và yếu tố dị ứng. Trong đó, virus là nguyên nhân thường gặp nhất; chủ yếu là do virus Adenovirus.
Các vi khuẩn có khả năng gây bệnh là Staphylococcus aureus; Hemophilus influenza, Streptococcus pneumonia… Sau cùng, các tác nhân gây dị ứng cũng gây bệnh như bụi; nấm mốc, lông vật nuôi, phấn hoa, thời tiết và môi trường.
Virus có thể tồn tại trên bề mặt các đồ dùng, dụng cụ trong vòng 35 ngày. Do đó, bệnh rất dễ lây lan và có thể lây qua 2 đường. Thứ nhất là do tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh qua đường hô hấp; qua dịch nước mắt, nước bọt, hay vô tình bắt tay.
Thứ hai là tiếp xúc gián tiếp với người mắc bệnh như chạm vào những vật dụng bị nhiễm virus; vi khuẩn gây bệnh như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, đồ chơi; dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh, tắm hồ bơi…
Thói quen dùng tay dụi mắt, ngậm vào miệng… cũng tạo điều kiện cho bệnh lây lan. Nguy cơ lây lan bệnh cao hơn ở những nơi công cộng hay khu vực có mật độ dân cư đông; như trường học, bệnh viện, cơ quan, chợ, siêu thị, xe buýt… Người bệnh viêm kết mạc vẫn có khả năng lây cho người khác trong vòng 1 tuần sau khi đã hết bệnh.
Đau mắt đỏ thường đi kèm sốt, ho và viêm họng
Tùy theo nguyên nhân mà các dấu hiệu nhận biết cũng có sự khác biệt. Nếu bị viêm kết mạc do virus thì có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc 2 bên; bao gồm các triệu chứng đỏ, ngứa, chảy nước mắt, cộm xốn, mi sưng; màng giả mạc (cần phải được bóc ra để thuốc có thể thấm vào kết mạc). Có thể xuất hiện các triệu chứng kèm theo như sốt, ho, hắt hơi; viêm họng, hạch trước tai.
Nếu nguyên nhân viêm kết mạc do vi khuẩn cũng có thể xảy ra ở 1 mắt hoặc 2 bên. Ngoài các triệu chứng đỏ, ngứa, chảy nước mắt, cộm xốn; đặc biệt xuất hiện nhiều gỉ mắt (ghèn) màu xanh hoặc vàng dính mi mắt vào buổi sáng khi ngủ dậy.
Đối với viêm kết mạc dị ứng thì thường xuất hiện trên những người có cơ địa dị ứng; hay tái phát (theo mùa hoặc khi tiếp xúc với chất gây dị ứng) và không lây lan. Bệnh thường xảy ra ở cả 2 mắt với các triệu chứng ngứa mắt nhiều; chảy nước mắt, đỏ và phù mi, phù kết mạc (khi bệnh nhân dụi mắt), kèm viêm mũi dị ứng.
Nguy cơ giảm thị lực không phục hồi
Viêm kết mạc do virus thâm nhiễm vào giác mạc gây viêm giác mạc; giảm thị lực và sợ ánh sáng. Bệnh có thể lây lan và gây thành dịch. Trong khi đó, viêm kết mạc do vi khuẩn nặng có thể gây viêm loét giác mạc; giảm thị lực không hồi phục.
Riêng viêm kết mạc dị ứng thường điều trị bệnh lâu dài; gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Trường hợp nặng có thể gây viêm giác mạc, giảm thị lực.
Dùng kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn
Viêm kết mạc do virus là bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Phương pháp điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng bằng cách chườm mát; rửa mắt bằng nước sạch, nước mắt nhân tạo, tránh khô mắt; và nhỏ kháng sinh phòng bội nhiễm vi khuẩn.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn điều trị bằng kháng sinh nhỏ mắt; và tra mắt theo tác nhân gây bệnh. Viêm kết mạc do dị ứng cần tìm và phòng tránh các tác nhân gây dị ứng; điều trị bằng thuốc chống dị ứng, giảm kích ứng và khô mắt bằng nước mắt nhân tạo.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, được cách ly và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Trong thời gian này, cũng cần hạn chế làm việc bằng mắt quá sức; như nhìn máy tính, điện thoại, đọc sách vở… Để hạn chế lây lan, cần hạn chế đến những nơi công cộng đông người.
Điều cần nhớ và tuân theo nghiêm ngặt là rửa tay sạch trước; và sau mỗi lần vệ sinh mắt và nhỏ thuốc. Rửa mắt và ghèn ít nhất 3 lần/ngày bằng nước muối sinh lý và lau bằng bông gòn sạch. Sau khi lau, cần vứt bỏ và không sử dụng lại.
Ngoài ra, người bệnh đau mắt đỏ không tự ý tra hay nhỏ thuốc vào mắt lành; không dùng chung thuốc với người bệnh… Tuyệt đối không tự điều trị theo các cách truyền miệng; hoặc trên mạng, không xông lá trầu, không xông các loại lá, không đắp hành củ, không nhỏ sữa mẹ… vào mắt. Ngoài ra, không tự mua thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ; vì có thể sẽ làm bệnh nặng hơn.
Luôn khám lại theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm soát tiến triển của bệnh. Nếu có những bất thường như nặng hơn, đau hơn, sưng hơn, chảy máu, cần phải khám lại ngay hoặc gọi điện thoại cho bác sĩ.
Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với người bệnh. Sử dụng riêng khăn mặt và vật dụng cá nhân trong nhà và nơi học tập, làm việc.
Không dụi mắt, cần che mũi miệng khi hắt hơi, ho. Đeo kính bảo vệ mắt và đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc làm việc trong môi trường bụi bẩn. Tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung vitamin C, A, E…
Khi có các triệu chứng đỏ mắt, ngứa, đau nhức, chảy ghèn hay nước mắt, sưng mi bất thường thì nên đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bài: Đình An
Tiếp Thị Gia Đình